Lâu lắm mới thấy có tin tài chính về VN trên foreign media. Lần này là tin Vietinbank IPO đăng trên Dealbook của NYT. Trong bối cảnh thế giới đang khủng hoảng, mà lại là khủng hoảng tài chính thì tin một ngân hàng ở một nước đang phát triển IPO có vẻ như rất lạ. Nếu tin này đúng, tôi không hiểu tại sau Vietinbank không hoãn thời điểm IPO lại? Rasing capital lúc này chắc chắn sẽ không được giá, chưa kể sẽ làm các đối tác nước ngoài đặt dấu hỏi về tình hình "sức khỏe" của Vietinbank.
Theo nguồn tin trên, Vietinbank sẽ bán 53.6m trong tổng số 1.34m cổ phiếu của mình (4%). Không biết ai là underwriter cho đợt IPO này và giá chào là bao nhiêu.
Update (6/12): Sau khi NYT đưa tin Vietinbank IPO hơn một ngày mới thấy báo chí VN đưa tin (VNN, TN, SGT), tại sao báo chí trong nước lại chậm như vậy? Theo thông tin trên báo VN, có vẻ như đợt IPO này không có underwriter, Vietinbank thuê SSI tư vấn tổ chức đấu giá thông qua 64 brokers. Vậy là Vietinbank có nguy cơ sẽ không bán được hết cổ phiếu chào đợt này, có lẽ vì vậy phải để giá khởi điểm là VNĐ20,000, theo chính Vietinbank giá này khá thấp so với các cổ phiếu ngân hàng khác.
Giả sử đánh giá của JPM cho price/book bằng 1.6 là chính xác, dùng giá khởi điểm nhân với tổng số cổ phiếu rồi chia cho 1.6 sẽ ra book value của Vietinbank vào khoảng VNĐ16700 tỷ, cao hơn 57% vốn chủ sở hữu của Vietinbank công bố trên báo TN. Không lẽ các khoản goodwill của Vietinbank cao như vậy? Ngay cả khi nợ xấu bằng 1%, tính ra có thể khoảng 10-15% vốn chủ sở hữu, tương đương với lợi nhuận của cả năm 2007?
Nếu IPO thành công, Vietinbank sẽ thu được tối thiểu VNĐ1000tỷ, đủ để write off phần lớn số nợ xấu hiện tại. Có thể đó là yêu cầu của các đối tác chiến lược nước ngoài trước khi đầu tư vào Vietinbank. Hoặc có thể IPO là hình thức nhằm xác định "giá thị trường" để ngân hàng này chào giá cho các đối tác nước ngoài (hình như chính phủ có qui định như vậy trong vụ VCB). Dù sao đi nữa, lý do IPO vào lúc này chắc không phải vì Vietinbank phải theo lộ trình cổ phần hóa của chính phủ như ông Phạm Huy Hùng, chủ tịch HĐQT Vietinbank, tuyên bố.
Update (6/12): Mới đọc được bài này thấy có điểm giống với vụ IPO của Vietinbank. Tóm tắt: Port Authority of New York (là đơn vị chủ sở hữu của mảnh đất WTC) vừa bị một vố đau: phát hành $300m bond không thông qua underwriter mà thông qua đấu thầu đã không nhận được một chào thầu nào hết, tất nhiên là không bán được số bond nói trên. Vietinbank cũng không thông qua underwriter mà lại đặt giá khởi điểm VNĐ20,000, lỡ bid-to-cover ratio thấp quá thì sao nhỉ?
Giả sử đánh giá của JPM cho price/book bằng 1.6 là chính xác, dùng giá khởi điểm nhân với tổng số cổ phiếu rồi chia cho 1.6 sẽ ra book value của Vietinbank vào khoảng VNĐ16700 tỷ, cao hơn 57% vốn chủ sở hữu của Vietinbank công bố trên báo TN. Không lẽ các khoản goodwill của Vietinbank cao như vậy? Ngay cả khi nợ xấu bằng 1%, tính ra có thể khoảng 10-15% vốn chủ sở hữu, tương đương với lợi nhuận của cả năm 2007?
Nếu IPO thành công, Vietinbank sẽ thu được tối thiểu VNĐ1000tỷ, đủ để write off phần lớn số nợ xấu hiện tại. Có thể đó là yêu cầu của các đối tác chiến lược nước ngoài trước khi đầu tư vào Vietinbank. Hoặc có thể IPO là hình thức nhằm xác định "giá thị trường" để ngân hàng này chào giá cho các đối tác nước ngoài (hình như chính phủ có qui định như vậy trong vụ VCB). Dù sao đi nữa, lý do IPO vào lúc này chắc không phải vì Vietinbank phải theo lộ trình cổ phần hóa của chính phủ như ông Phạm Huy Hùng, chủ tịch HĐQT Vietinbank, tuyên bố.
Update (6/12): Mới đọc được bài này thấy có điểm giống với vụ IPO của Vietinbank. Tóm tắt: Port Authority of New York (là đơn vị chủ sở hữu của mảnh đất WTC) vừa bị một vố đau: phát hành $300m bond không thông qua underwriter mà thông qua đấu thầu đã không nhận được một chào thầu nào hết, tất nhiên là không bán được số bond nói trên. Vietinbank cũng không thông qua underwriter mà lại đặt giá khởi điểm VNĐ20,000, lỡ bid-to-cover ratio thấp quá thì sao nhỉ?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.