Sunday, December 7, 2008

SED


Tuần trước US-China
Strategic Economic Dialogue lần thứ 5 được tổ chức ở Bắc kinh. Cuộc họp này được tổ chức 2 lần một năm theo sáng kiến của Hu Jintao và George Bush từ năm 2006. Một trong các mục đích chủ yếu của Mỹ trong series of meetings này là thuyết phục China tăng giá đồng yuan để giảm bớt trade deficit với China. Đây là một vấn đề rất "hot" trong chính trường Mỹ và chính quyền Bush đã chịu rất nhiều áp lực từ QH phải ép China giải quyết vấn đề này.

Ngay trước cuộc họp lần này, PBoC đã lẳng lặng phá giá đồng yuan 0.7%, một động thái khá "trêu ngươi" phía Mỹ, nhất là với Obama, người đã từng tuyên bố "China is a currency manipulator". Trưởng phái đoàn Mỹ Hank Paulson đã phải "ngậm bồ hòn" không nhắc gì đến chuyện này trong opening remark, tuy nhiên nhiều người tin rằng bên trong cuộc họp vấn đề chính vẫn là tỷ giá của đồng yuan. Có điều vị thế của Paulson hiện nay khó có thể gây sức ép với China.

Thứ nhất, Paulson chỉ còn vài tuần nữa sẽ rời office, có hứa hẹn gì với China thì liệu có ai tin Obama administration sẽ giữ lời hứa của Paulson. Chắc chắn nội các mới của Obama sẽ cứng rắn hơn với China về vấn đề tỷ giá và bilateral trade, chính sách của đảng Dân chủ luôn nghiêng về protectionísm hơn Cộng hòa.

Thứ hai, quan trọng hơn, Mỹ đang cần China tiếp tục mua trái phiếu chính phủ của mình, nghĩa là cần China cho vay tiền để tài trợ cho budget deficit của Mỹ. Ngoài ra China là một trong số ít các nước có dự trữ ngoại tệ lớn có thể đứng ra giúp đỡ các nước đang phát triển, trực tiếp hoặc thông qua IMF, nếu cuộc khủng hoảng lan ra các nước này.

Thứ ba, Paulson thừa biết rằng China buộc phải phá giá đồng yuan vì China không còn lựa chọn nào khác. Đó là vì bản thân đồng USD đã tăng giá rất nhiều so với tất cả các đồng tiền khác trừ đồng yen. Do vậy tỷ giá hiện thực (trade weighted index) của China đã tăng đáng kể và có ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu ở tất cả các thị trường khác chứ không phải riêng với Mỹ. Tất nhiên global demand đang giảm mạnh là yếu tố chính làm xuất khẩu của China giảm. Nhưng việc đồng yuan lên giá theo đồng USD là một nguyên nhân dễ thấy. Với một nước mà 40% tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu như China, việc phá giá đồng tiền để kích thích xuất khẩu là điều dễ hiểu.

Mặc dù China đã công bố một fiscal package rất lớn, tác động của chính sách này vào tăng trưởng kinh tế có thể sẽ hạn chế. Người dân China vốn rất tiết kiệm, điều này có thể thấy qua tỷ lệ consumption chỉ bằng 37% GDP so với 70% của Mỹ, nên hiệu quả của fiscal stimulus không cao (Keynesian multiplier thấp). Vì tỷ lệ consmption thấp, China khó có thể đẩy domestic demand lên đủ nhanh đề bù vào phần sụt giảm xuất khẩu. Chưa kể khi xuất khẩu thu hẹp bản thân người dân China cũng bị giảm thu nhập từ lĩnh vực kinh tế này nên sẽ cắt giảm tiêu dùng. Hệ thống social security của China còn quá yếu để thực hiện phần nào chức năng automatic stabilizer như ở Mỹ.

Tóm lại SED lần này sẽ không giải quyết được vấn đề gì, có lẽ chỉ là một dịp cuối cùng để Paulson "công du" nước ngoài.

Update (28/07/09): Hôm qua SED đã đổi tên thành S&ED và được tổ chức ở WC. Lần này Hillary Clinton và Tim Geithner dẫn đầu phía Mỹ (SED trước đây chỉ có US Treasury tham gia), còn China do Wang Qishan và Dai Binguo.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.