Trước đây tôi có đề cập đến việc Fed sẽ có lúc phải exit khỏi các chính sách giải cứu của mình, nếu quá sớm có thể sẽ ngăn trở quá trình phục hồi kinh tế, còn quá muộn sẽ có rủi ro lạm phát cao. Nhiều nhà kinh tế cũng đã bàn về vấn đề này và đã có một vài đề suất cho exit strategy. Tuy nhiên mới chỉ vài ngày gần đây Fed mới chính thức lên tiếng về exit strategy. Free exchange có một bài tóm tắt các giải pháp mà William Dudley, giám đốc Fed NY (người thay Geithner), đề ra để chuẩn bị cho exit strategy khi kinh tế phục hồi.
Phương án đầu tiên là trả lãi suất trên reserves (required and excess) như Robert Hall và Susan Woodward đề suất. Về cơ bản, việc trả lãi suất cho reserves sẽ tách chính sách lãi suất ra khỏi việc điều phối liquidity. Trước đây để thay đổi lãi suất Fed thông qua OMO mua bán bonds, do vậy làm thay đổi tình trạng liquidity trong hệ thống tài chính. Khi Fed trả lãi suất cho reserves, Fed có thể target lãi suất trực tiếp mà không làm ảnh hưởng liquitidy nữa. Do vậy dù excess reserves có quá nhiều Fed vẫn có thể tăng lãi suất thị trường lên và do đó có thể ngăn chặn lạm phát mà không phải bóp nghẹt liquidity, gây ra panic trong hệ thống ngân hàng.
Một biện pháp tương tự như vậy là Fed sẽ phát hành Fed's bills với lãi suất cao để thu liquidity bên ngoài hệ thống ngân hàng (đúng ra là bên ngoài 16 primary dealers) về. Đây là biện pháp bổ sung cho OMO (reverse repos) mà chỉ có 16 primary dealers được giao dịch trực tiếp với Fed NY tham gia. Đây là cách NHNN VN đã làm hồi đầu năm 2008 để chống lạm phát. Có điều thay vì nâng lãi suất trái phiếu NHNN lên cao để các tổ chức tài chính tự nguyện mua thì NHNN đã buộc các tổ chức tài chính phải mua với lãi suất thấp. Lúc đó NHNN giải thích việc phát hành số trái phiếu đó tương đương với nâng mức required reserves của các ngân hàng, nhưng các ngân hàng được trả thêm lãi suất. Nếu vậy tại sao NHNN không đơn giản nâng required reserve lên? Chẳng lẽ NHNN lo các ngân hàng thương mại bị lỗ?
Một biện pháp khác mà Fed và Treasury đã thực hiện sau tháng 9/2008 là SFP (Supplementary Financing Program), nghĩa là Treasury phát hành trái phiếu rồi deposit số tiền thu được vào Fed. Như vậy Treasury giúp Fed thu về liquidity để tránh nguy cơ lạm phát. Fed chưa được phép phát hành bills/bonds nên biện pháp phát hành Fed bills nói trên phải đươc Quốc hội Mỹ thông qua, còn Treasury đã có quyền này tuy bị giới hạn số lượng debt được phát hành hàng năm.
Tất nhiên bên cạnh những biện pháp kể trên Fed vẫn có thể tăng Fed Funds Rate và Discount rate truyền thống để chống lạm phát và hút liquidity về. Dẫu sao có thêm vài công cụ chính sách mới sẽ là những biện pháp bổ sung nếu Fed gặp khó khăn khi phải dùng biện pháp truyên thống.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.