Monday, June 1, 2009

Rationality


Bài viết của Mankiw về Pigovian tax còn có một điểm rất thú vị. Nhắc lại trong kinh tế học nói chung và kinh tế vi mô (micro) nói riêng dựa trên một tiên đề (axiom) rất quan trọng về rationality. Nghĩa là con người luôn luôn rational (dịch là gì nhỉ?) khi ra quyết định của mình. Mặc dù một người có thể sai lầm nhưng tổng thể số đông các sai lầm này sẽ triệt tiêu nhau nên outcome của một số đông sẽ là rational. Đây cũng là ý tưởng của efficient market hypothesis trong finance.

Tuy nhiên, Mankiw trích dẫn một quyển sách của Bryan Caplan (The Myth of the Rational Voter), cho rằng người dân thường có systematically mistakes. Nghĩa là một số outcome của số đông không đúng và không optimal trong một xã hội dân chủ. Tuy nhiên Mankiw đã viết nhẹ đi là "economists are right and the general public is just ill informed".

Update (07/06): Jeremy Grantham cho rằng chính efficient market hypothesis là một trong những nguyên gián tiếp nhân gây ra khủng hoảng. Lý do là một phần rất lớn lý thuyết về modern finance được xây dựng trên EMH, trong đó có risk management, asset allocation là những lý do trực tiếp tạo ra bubble. Quan trọng hơn chính niền tin vào EMH đã làm những regulators như Greenspan chủ quan và ủng hộ deregulation thái quá.

Update (10/06): Justin Fox vừa xuất bản một quyển sách mới attack EMH, đặc biệt là Eugene Fama, cha đẻ của khái niệm này.

Update (10/06): Brad Delong có một ví dụ rất hay giải thích sự khác biệt giữa EMH và rational expectation hypothesis.


9 comments:

  1. ko biết anh Giang có đọc "Tâm lý học đám đông" của Gustave Le Bon chưa nhỉ? Theo đó, phần đông con người chỉ rational khi ra quyết định ... một mình. Còn khi đứng chung thành đám đông thì con người thường có những hành động irrational, tương tự như ý tưởng của Mankiw ở trên.

    ReplyDelete
  2. @Minh Tu: Thực ra nhiều người đã phê phán quan điểm của giới economists cho rằng con người luôn rational, dù quyết định một mình hay trong đám đông. Bản thân trong giới economists cũng có nhiều nghiên cứu về irrationality.

    Vấn đề là kinh tế học hiện đại xây dựng trên rationality, không chỉ về mặt lý thuyết (mô hình) mà còn cả cách tư duy. Điểm irony trong bài viết của Mankiw là ngay từ đầu Mankiw đã phủ nhận rationality nhưng các lập luận sau đó đều xuất phát từ nền tảng microeconomics với rationality là một axiom quan trọng.

    ReplyDelete
  3. Gần đây có sự thịnh hành của môn tài chính hành vi, không dựa trên giả định về tính rationality của chủ thể.
    Nhưng nếu bỏ rationality thì chắc toàn bộ kinh tế học hiện đại sẽ sụp đổ, hoặc trở thành một thứ gì đó na ná xã hội học hay tâm lý học mất.

    ReplyDelete
  4. Thực ra, khái niệm về rational và irrational là rất mơ hồ, kể cả áp dụng cho cá nhân hay đám đông. Có rational hay không phụ thuộc vào thước đo nào mà mình áp dụng. Nhiều hành vi bị cho la irrational bởi vì nó không optimal theo 1 bộ tiêu chuẩn nào đó nhưng thực ra, bộ tiêu chuẩn đó chưa thực sự bao gồm hết nhưng yếu tố để đánh giá, chưa xem xét đủ hết cả rationales của hành vi đó. Vì vậy, nếu Linh nói là việc chấp nhận behavioral finance thì kinh tế học hiện đại sụp đổ là không đúng. Việc chấp nhận kinh tế học hành vi chỉ là 1 bước tiến hơn nữa của tinh tế học hiện đại khi nhưng tiêu chuẩn, thước đo về tâm lý hành vi được đưa thêm vào để xem xét.

    ReplyDelete
  5. @Anh Giang: Em tình cờ đọc một bài viết của bác Trần Hải Hạc giới thiệu về lý thuyết Keynes.
    http://www.tapchithoidai.org/TD7_TranHaiHac.pdf

    Giả định của Keynes về a man in a state of ignorance trái với giả định rationality của kinh tế học cổ điển.

    Ðối với Keynes, khởi điểm của kinh tế học không phải là con người hiểu biết mà là "con người trong trạng thái không hiểu biết" (a man in a state of ignorance), "con người không hiểu biết" (ignorant individual). Lý thuyết Keynes xuất phát từ sự thừa nhận rằng các tác nhân kinh tế không biết "hậu quả của những hành vi của họ sẽ là gì - ngoại trừ những hậu quả trực tiếp nhất". Các tác nhân kinh tế không thể biết được tương lai dành cho họ điều gì: họ chỉ biết rằng tương lai đầy "bất trắc" (uncertainty).

    ReplyDelete
  6. @Duy Linh: Ignorance và rationality là hai khái niệm khác nhau và không nhất thiết loại trừ nhau. Một người ignorant nhưng vẫn có thể rational trong phạm vi information set mà anh ta có. Tất nhiên quyết định rational của một người có limited information set (ignorant) thì sẽ không optimum ex-post, cho nên outcome hành động của anh ta có thể sẽ tốt hơn nếu anh ta được ai đó (e.g. nhà nước) hướng dẫn.

    ReplyDelete
  7. @Anh Giang: Em Keynes qua bài viết của bác Trần Hải Hạc thì thấy suy nghĩ của Keynes có nhiều điểm tương đồng với kinh tế học hành vi cho rằng các tác nhân kinh tế mang những yếu tố tâm lý vào trong các quyết định của mình chứ không hoàn toàn duy lý như kinh tế học tân cổ điển giả định.

    ReplyDelete
  8. Bác Duy Linh ở Hà Nội hay Sài Gòn? nếu ở Sài Gòn thì hôm nào commenters họp offline cái, biết đâu họp tình họp ý thấy thú vị cũng nên

    ReplyDelete
  9. @Duy Linh: Em đọc comment của Nhat Nam bên trên.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.