Saturday, June 6, 2009
Money and banking III
Tiếp tục ví dụ về hòn đảo với 100 công dân từ entry trước. Giả sử trong một năm nào đó sản lượng bánh mì và bơ vẫn là 100kg/một người (99 người làm bánh mì, 1 người làm bơ). Tuy nhiên thay vì đem 99 kg bơ ra để đổi lấy 99kg bánh mì với tỷ lệ 1/1, người làm bơ phát hiện ra rằng con bò của mình vừa bị bệnh và năm sau chắc chắn sẽ không sản xuất bơ được. Do vậy anh ta quyết định giữ lại 50kg bơ cho sang năm (giả sử bơ có thể dự trữ được lâu dài mà không bị hỏng). Ngay khi anh ta đưa ra quyết định "tiết kiệm" 50 kg bơ, nền kinh tế nhỏ của chúng ta đã chuyển từ một bài toán tĩnh sang một bài toán động, điều mà bạn Duy Linh "bức xúc" trong phần comment của entry trước.
Sự khác nhau của một bài toán tĩnh (static) và một bài toán động (dynamic) là ở chỗ quyết định của một chủ thể (agent) tại một thời điểm (hiện tại và tương lai) sẽ có ảnh hưởng hay không đến outcome của toàn bộ nền kinh tế từ thời điểm hiện tại trở đi. Trong entry trước, khi người dân của nền kinh tế quyết định trao đổi bánh mì và bơ cho nhau họ chỉ tính đến lợi ích và chi phí của hành động này cho thời điểm đó. Đây là một điểm rất hạn chế của các mô hình tĩnh mà điển hình là quan điểm lạm phát là do "too much money chasing too few goods".
Trở lại ví dụ island economy, ngay cả khi chỉ có hàng đổi hàng, lạm phát (theo một cách hiểu nhất định) vẫn có thể xảy ra khi sản lượng của một mặt hàng trong nền kinh tế bị sụt giảm. Đấy là bài toán tĩnh, còn trong bài toán động, dù sản lượng hiện tại không sụt giảm nhưng nếu một agent expect sản lượng trong tương lai sẽ sụt giảm (có thể do lý do khách quan như con bò bị ốm, thiên tai, hoặc lý do chủ quan như anh ta dự định sẽ nghỉ đi du lịch) thì mức giá hiện tại cũng có thể tăng ngay lập tức. Đây là điểm mà tôi muốn nhấn mạnh: expectation về tương lai có ảnh hưởng lên mức giá hiện tại dù chỉ xét trong phạm vi một nền kinh tế rất sơ khai như trình bày ở đây.
Điểm thứ hai tôi muốn nhấn mạnh từ ví dụ này là lạm phát có thể bắt nguồn từ lý do khách quan (thiên tai nên sản lượng bị sụt giảm) nhưng đồng thời có thể bắt nguồn từ lý do chủ quan của chính những agents tham gia các hoạt động sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế. Do vậy dù các central banks có "tội lỗi" lớn trong việc gây ra lạm phát nhưng không phải "always and everywhere" là central banks mà có những lúc private agents cũng góp phần không nhỏ vào quá trình gây ra inflation.
Trong ví dụ này người sản xuất bơ tiết kiệm vì anh ta expect sản lượng bơ (và do đó income của anh ta) trong tương lai sụt giảm. Câu hỏi: tại sao bạn (hay con người nói chung) lại có hành vi tiết kiệm?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Cho tôi hỏi bác Giang 1 câu ngoài lề nha. Bác rất rõ về lạm phát và thời điểm hàng hóa lên hay xuống trong tương lai khi nhìn những số liệu thống kê, expectation... và dĩ nhiên đoán biết được kinh tế đang ở trong giai đoạn nào. Như vậy bác có chơi stock không vậy? Xin lỗi 1 lần nữa về câu hỏi không mấy gì thích hợp cho lắm.
ReplyDeleteHehe,em đoán là câu hỏi cuối bài muốn nói đến rủi ro và bài tiếp theo sẽ nói về quản trị rủi ro của ngân hàng.
ReplyDeleteTự nhiên em nhớ đến 1 câu của Lê nin: Mọi vấn đề về kinh tế suy cho cùng là vấn đề về thời gian.
Cảm ơn chú Giang về ví dụ sinh động về lạm phát. Tuy nhiên, cháu vẫn có xu hướng thiên về kinh tế học cổ điển hơn, cháu xin đưa thắc mắc này, rất mong chú xem có đúng không. Với trường hợp là (99+1) người trong nền kinh tế thì không có vấn đề gì, nhưng chúng ta thử mở rộng ra một chút, đặt trường hợp là (9900+100) thì với 1% thay đổi giá thì không ảnh hưởng lớn, thậm chí có người bán bơ vì quá cần tiền lại bán rẻ hơn hoặc người làm bánh mỳ thấy nhiều người làm bánh mỳ quá mà bỏ không làm nữa,... Xét tổng thể nó sẽ triệt tiêu nhau để đưa chúng về mức cân bằng (hoặc tạo ra mức trao đổi mới hợp lý hơn). Đây cũng là quan điểm bàn tay vô hình của Adam Smith.
ReplyDeleteVới Central Banks thì khác, các Central Banks là chủ thể duy nhất (độc quyền phát hành tiền) nên vì lý do nào đấy (hạn chế tiết kiệm của dân, bội chi ngân sách,...) vẫn chủ động gây ra lạm phát.
Cháu rất mong chú viết tiếp bài này để cháu có thể hiểu sâu hơn vấn đề.
Anh Giang nói đúng rồi, gây ra inflation không phải "always and everywhere" là central banks, mà có khi là do các tác nhân khác. Nói rộng ra, dưới bản vị vàng vẫn có thể có inflation, nhưng nếu laissez-faire không bị phế bỏ thì "bàn tay vô hình" sẽ tự điều tiết.
ReplyDelete@Evil Economy: Bác đánh giá khả năng dự báo của các nhà kinh tế (trong đó có tôi) quá cao rồi. Ngay cả những người được giải thưởng Nobel Kinh tế như Paul Krugman cũng không thể dự báo được chính xác như bác nói. Họ thường chỉ được trang bị một số lý thuyết (phương phát phân tích, suy luận từ hiện tượng thực tế) mà những người không học kinh tế có thể sẽ suy luận theo cách khác. Do vậy không ít các nhà kinh tế đã không thành công trong vai trò nhà đầu tư. Bản thân tôi cũng vậy, trong năm 2008 tôi đã có một số dự báo sai dẫn đến thua lỗ trong portfolio của mình quản lý. Có lẽ nhờ vậy nên bây giờ mới có thời gian ngồi viết blog :-)
ReplyDelete@A Liberal after Marx: Anh không đủ tầm triết lý như Marx và Lenin, chỉ dám bàn những chuyện sát sườn thôi :-)
@Anonymous: Đúng là nếu tỷ lệ bánh mì/bơ cân bằng hơn thì ảnh hưởng của một người sản xuất bơ vào mặt bằng giá cả nói chung sẽ nhỏ hơn. Ở đây chú chỉ muốn nhấn mạnh vào điểm expectation của từng agent sẽ có ảnh hưởng vào lạm phát chứ không phải chỉ có central banks. Cháu nói đúng là trong một nền kinh tế tự do (theo quan điểm neo-classical) không có barrier to entry thì sự phân bổ nguồn lực vào các industry khác nhau về long term sẽ phản ánh đúng preference của người dân. Nhưng free entry là một assumption khá mạnh và theo chú không chính xác trong thực tế. Do vậy chú cố tình xây dựng ví dụ ban đầu với giả định người làm bơ sẽ tiếp tục làm bơ, người làm bánh mì sẽ tiếp tục làm bánh mì vì specialization và có lẽ là có tồn tại barrier to entry.
@Hoàng Hải Vân: Em thích câu nói này của Keynes: "In the long run we are all dead".
@Evil Economy: Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Cao Viết Sinh cũng có niềm tin vào các nhà kinh tế giống bác. Ông ấy hỏi Paul Krugman trong cuộc tọa đàm tháng trước ở HN rằng trong 10 năm tới khủng hoảng sẽ xảy ra vào năm nào :-)
ReplyDelete"Trong dài hạn tất cả chúng ta đều chết", câu đó của Keynes rất hợp ý các chính trị gia. Nhưng Ở Mỹ đầu thế kỷ 19, Thomas Jefferson, tác giả bản tuyên ngôn độc lập, suốt trong nhiệm kỳ tổng thống của mình đã không khoan nhượng với việc lạm dụng phát hành tiền giấy. Ông không muốn đổ gánh nặng nợ nần lên đầu thế hệ sau, nên điều ông nung nấu là tìm cách bỏ điều khoản Quốc Hội được quyền vay tiền ghi trong Hiến pháp, nhưng ông đã không làm được việc đó.
ReplyDelete@Hoàng Hải Vân: Hầu hết các nhà kinh tế hiện tại đều không đồng tình với quan điểm zero debt, ít nhất trong ngắn hạn. Chính phủ sẽ lấy tiền đâu để mua vũ khí nếu xảy ra chiến tranh với một nước láng giềng (trừ khi anh cho rằng liassez-faire và gold standard sẽ đảm bảo các nước không gây chiến với nhau), hay nếu xảy ra natural disaster thì lấy tiền đâu trả lương cho giáo viên, bác sĩ nếu vay nợ bị Hiến pháp cấm?
ReplyDeleteAnh có thể lập luận rằng chính phủ phải run surplus để phòng ngừa rủi ro những trường hợp như vậy. Nhưng chính phủ phải saving bao nhiêu là đủ? 10%, 50%, hay 100% budget? Ít quá thì rủi ro sẽ vẫn thiếu, nhiều quá thì rủi ro sẽ không sử dụng hiệu quả resource, chưa kể số tiền tiết kiệm khổng lồ này sẽ phải đầu tư ngược vào nền kinh tế sẽ làm government trở thành một big player (Greenspan đã từng lo như vậy khi chính phủ Clinton run surplus và định đầu tư vào stock market).
Nhưng quan trọng hơn, quan điểm zero debt vì cho rằng nợ hiện tại là gánh nặng cho các thế hệ tương lai là một phân tích không đầy đủ. Nếu nợ hiện tại không phải là gánh nặng mà là opportunity cho các thế hệ tương lai thì sao? Lấy ví dụ chính phủ vay nợ để đầu tư vào giáo dục để cải thiện human capital. Hay trong trường hợp bauxite, chính phủ không khai thác bauxite nữa mà vay nợ để bù vào thâm hụt ngân sách có thể coi đây là một chính sách giữ lại opportunity cho các thế hệ tương lai. Điều này tốt hay xấu?
Tóm lại vấn đề chính phủ có được quyền vay nợ hay không không quan trọng bằng chính phủ có chi tiêu hiệu quả số tiền vay nợ và tiền thuế của dân hay không.
Tất nhiên zero debt trong điều kiện cả thế giới sống trong nợ nần là điều bất khả. Jefferson ngày xưa cũng đã bó tay. Nhưng nhìn châu Phi, châu Á, Mỹ la tinh sẽ thấy không chỉ những lo lắng của ông ấy là có cơ sở mà còn thấy thế giới đã đi quá xa so với những gì mà ông ấy từng lo lắng.
ReplyDeleteTôi đồng ý với anh Giang, trong thế giới ngày nay vấn đề là chính phủ có chi tiêu hiệu quả số tiền thuế của dân và tiền vay nợ hay không. Nhưng vấn đề của vấn đề là làm sao kiểm soát được. Chúng ta tưởng trong thể chế dân chủ là dễ kiểm soát nhưng thực tế (lịch sử) cho thấy thể chế dân chủ là khó kiểm soát nhất.
Không có bất cứ một chính phủ nào tuyên bố tăng chi tiêu để làm điều xấu cả, kể cả Hitler. Nếu Johnson không được phép triển khai Great Society thì chưa chắc có thể đem quân sang Việt Nam được, nhưng không ai bảo triển khai Great Society để gây chiến. Gần đây nhất, sau sự kiện 11-9, Quốc Hội Mỹ thông qua một ngân sách 100 tỷ USD cho Chính phủ đối phó, nhưng thực tế 100 tỷ USD đó đã chi tiêu vào việc khác.
Vì vậy, nếu không có một bản Hiến pháp đủ hiệu lực và một tòa án đủ độc lập để ngăn chặn lạm quyền thì trí tuệ của nhân loại sẽ mãi mãi dùng vào việc khắc phục những bất ổn do chính sự lạm quyền của các nhà nước gây ra, dù Hiến pháp và tòa án vẫn chưa đủ (như ở Mỹ).
Trở lại chuyện vay nợ. Ví dụ ở Việt Nam, kể từ khi vay nợ ODA đến nay (mà báo chí trong nước thường gọi bằng cái tên rất dễ bị hiểu nhầm "viện trợ ODA"), chưa có ai làm một bài tính : tổng số ngân sách bị thất thoát, tham nhũng, chi sai mục đích, đầu tư không hiệu quả trong cùng thời gian tương ứng có bằng khoản tiền chúng ta đi vay hay không.