Thursday, July 9, 2009

Private consumption II


Lưu ý: Entry này có một tính toán sai rất nghiêm trọng (xem phần comment trả lời Đỗ Quốc Anh bên dưới). Đây là lỗi do tôi cẩu thả không kiểm tra số liệu cẩn thận nên cho rằng NX luôn có đóng góp âm vào tăng trưởng GDP. Tôi sẽ viết lại toàn bộ entry này. Xin lỗi các bạn.


Như đã nói trong entry trước, tỷ lệ private consumption trong GDP khoảng 65%, do vậy khi C giảm 10%, contribution vào tăng trưởng GDP sẽ là -6.5%. Trong khi đó theo TCTK GDP cùng kỳ tăng 3.9%. Như vậy các thành phần còn lại trong GDP (G+I+NX) phải có tăng trưởng 3.9 - (-6.5)=10.4%. Theo số liệu thống kê của ADB (cũng có nguồn từ TCTK) thì từ năm 1996 đến 2007, chênh lệch giữa tăng trưởng C và GDP không cao, thường giao động trong khoảng +/-1%. Chênh lệch này cao nhất là 3.7% vào năm 2000, thời gian VN bị suy thoái vì ảnh hưởng của Asian crisis và chính phủ cũng phải "kích cầu" để kích thích tăng trưởng. Như vậy chính sách "kich cầu" hiện tại phải mạnh hơn rất nhiều so với thời 2000 thì mới tạo ra con số 10.4% so với 3.7% trước đây. Tất nhiên với điều kiện tất cả các con số thống kê, nhất là số 3.9% tăng trưởng GDP phải chính xác.

Trong 3 thành phần còn lại của GDP (G+I+NX), NX từ trước tới giờ gần như luôn âm, nghĩa là đóng góp của NX vào tăng trưởng GDP thường là âm. Trong 6 tháng đầu năm NX, kể cả nếu tính kim ngạch xuất vàng trong quí 1, vẫn âm và nếu tốc độ thay đổi giá hàng xuất khẩu và nhập khẩu không quá chênh lệch thì nhiều khả năng đóng góp của NX vào tăng trưởng GDP vẫn âm. Như vậy con số 10.4% sẽ chủ yếu do G và I đóng góp. Cũng theo số liệu của TCTK, thu chi ngân sách trong 6 tháng đầu năm đều dưới 50% kế hoạch, không có đột biến gì lớn. Trên thực tế, chi tiêu chính phủ cũng không có chính sách nào rõ ràng có thể làm tăng G đột biến nên nhiều khả năng G cũng không tăng trưởng nhiều hơn so với các năm trước. Nghĩa là tốc độ tăng của G khó có thể vượt 10% nếu không phải là nhỏ hơn, do vậy phần đóng góp của I phải cover gần hết cho số 10.4% chênh lệch nói trên.

Nếu vậy, với tỷ trọng I trong GDP khoảng 42%, tốc độ tăng trưởng I phải xấp xỉ 25% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2008. Đây là một tốc độ tăng I khá lớn, cao hơn mức tăng 24.2% trong năm 2007 là năm tăng kỷ lục của VN, đó cũng là năm kinh tế VN tăng trưởng rất nóng làm mức lạm phát trong năm 2008 tăng vọt. Có thể nói đây là kết quả tất yếu của chính sách "kích cầu" thông qua hỗ trợ lãi suất trong thời gian vừa qua. TCTK có đưa ra số liệu "vốn đầu tư toàn xã hội" với tốc độ tăng 18.1% so với 6 tháng đầu năm 2008. Không rõ đây là tốc độ tăng real hay nominal, nhưng dù sao vẫn nhỏ hơn số 25% nói ở trên (Update 10/09: Xem comment của Linh ở dưới). Vậy 7% còn lại chỉ có khả năng là tăng inventories được tính gộp vào I. Điều này có thể phù hợp với việc người dân giảm private consumption 10%, tuy nhiên sẽ là rủi ro cho tăng trưởng trong nửa sau năm 2009 vì khi inventory tăng cao các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất.

Tóm lại việc private consumption của VN giảm 10% trong 6 tháng đầu năm là một bằng chứng cho thấy cuộc khủng hoảng hiện tại ảnh hưởng vào nên kinh tế VN nặng hơn nhiều so với nhiều dự báo. Ngay cả các nước là trung tâm khủng hoảng như Mỹ và Anh private consumption cũng không bị sụt giảm nhiều như vậy. Chính sách "kích cầu" của chính phủ, thực ra là "kích đầu tư", có thể giúp con số tăng trưởng GDP không bị âm nhưng đã không giúp được gì cho tiêu dùng cuối cùng của người dân (không có spillover effect) mà chỉ có lợi cho giới ngân hàng. Việc đầu tư tăng mạnh, bao gồm cả tăng inventory, sẽ tạo thêm excess capacity cho nền kinh tế trong nửa sau 2009, tăng thêm rủi ro suy thoái sâu cho VN nếu kinh tế thế giới không hồi phục mạnh.


9 comments:

  1. Tôi nhớ trước đây, mỗi khi tính tốc độ tăng GDP của VN thì con số của WB hoặc ADB công bố đều thấp hơn con số TCTK công bố, mặc dù WB, ADB dựa vào số liệu thống kê của VN để tính. Giải thích về độ chênh này, có tài liệu cho rằng cách tính của WB, ADB khác cách tính của VN ở chỗ : WB,ADB tính giá trị "bán được", còn TCTK thì tính sản giá trị "làm ra", tức là tính luôn giá trị hàng tồn kho. Cái này tôi hỏi mấy chuyên gia thống kê thì mỗi người nói một cách.

    Mặt khác, tôi không hiểu làm sao người ta có thể tính GDP cho chính xác được khi tình trạng trốn thuế đang tràn lan ở VN. Ví dụ, hầu hết các nhà hàng, khách sạn (trừ doanh nghiệp FDI) đều không đưa hóa đơn VAT cho khách nếu khách không yêu cầu (nhiều nơi khách yêu cầu có hóa đơn thì khách phải trả thêm 10%). Nếu căn cứ vào doanh số báo cáo thuế để tính GDP dịch vụ thì con số sẽ rất thấp. Tình trạng cũng y như vậy đối với hàng lậu, đối với việc kinh doanh bất động sản; riêng mua bán bất động sản thì thường giá trị hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá trị thanh toán thực tế. Như vậy thì phải chăng GDP của Việt Nam thực tế là cao hơn rất nhiều so với giá trị tính được. Tôi có đem chuyện này hỏi một chuyên gia TCTK, chuyên gia này bảo rằng : qua điều tra chọn mẫu, người ta đã ước tính phần "ngầm" này để đưa cả vào đó, có khi việc ước tính còn "cao hơn" thực tế nữa. Tôi thấy như một đám mây mù không hiểu được.

    Mặt khác nữa, cùng với báo cáo thống kê định kỳ của TCTK, các tỉnh-thành cũng có báo cáo tương tự. Tôi cũng có xem một số báo cáo này, nếu lấy những báo cáo này để tổng hợp thì tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước phải gấp 2-3 lần con số của TCTK, tức là tốc độ tăng trưởng phải đến mười mấy phần trăm một năm.Các chuyên gia TCTK bảo họ tính cho cả nước theo cách khác, họ loại bỏ sự trùng lắp và điều tra chọn mẫu để loại bỏ việc tính ăn gian (để lấy thành tích), nên con số mới ra như vậy. Tuy nhiên, việc tính toán cũng rất đáng ngờ như nhìn vào bụi rậm.

    Nhưng không chỉ ở Việt Nam, tôi có xem một số phương pháp tính lạm phát của Mỹ cũng thấy không ổn. Theo cách tính hiện nay thì lạm phát năm 2008 là 4%, nếu tính theo cách của năm 1983 thì con số này (của năm 2008) là 11,6%, còn nếu áp dụng cách tính của năm 1998 thì sẽ ra con số 7,3%.

    Ôi, những con số thống kê !

    ReplyDelete
  2. Trích của bác giangle: "TCTK có đưa ra số liệu "vốn đầu tư toàn xã hội" với tốc độ tăng 18.1% so với 6 tháng đầu năm 2008. Không rõ đây là tốc độ tăng real hay nominal, nhưng dù sao vẫn nhỏ hơn số 25% nói ở trên".

    Cũng theo thống kê 6/2009 trên TCTK:
    "Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 322,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước"
    http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=06/2009

    Chú ý là khái niệm "giá thực tế" của TCTK không phải là giá thực "real price" mà là giá hiện hành "current price". Do đó mức tăng 18,1% này là tăng theo giá hiện hành, chứ không phải giá cố định.

    Để kiểm tra tôi vào trang tin 6/2008, có đoạn sau: "Vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước"
    http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=06/2008

    So sánh hai con số của năm 2008 và 2009 cho thấy mức tăng đầu tư theo giá hiện hành trong 6 tháng đầu năm 2009 so với 6 tháng đầu năm 2008 là 21,6%. Bản thân con số này cũng đã có độ vênh nhất định so với con số 18,1% rồi.

    Nhưng cứ cho rằng con số 18,1% là con số chính xác thì tổng đầu tư xã hội thực tế sẽ chỉ tăng khoảng 7-8% sau khi trừ đi lạm phát, thấp hơn nhiều con số 25% cần phải có theo ước tính của bác Giang.

    Và cũng khó có chuyện inventory tăng để có con số 25% này được. Theo Niên giám thống kê tóm tắt 2008 thì tỷ lệ inventory/tổng đầu tư chỉ bằng 1/8. Không có cách nào khiến cho tổng đầu tư tăng 25% được.

    Như vậy, nếu tin vào việc tiêu dùng cuối cùng giảm 10%, đầu tư thực tế tăng 7-8%, xuất khẩu ròng âm thì rất khó có chuyện tăng trưởng 3,9% như báo cáo của TCTK. Rất có khả năng có chuyện "nấu" số ở đây. Chỉ ngạc nhiên là nếu quả vậy thì sao TCTK lại "nắn" số thô đến thế.

    ReplyDelete
  3. Bây giờ cứ tính theo giá thực tế không trừ lạm phát cho dễ thấy (lạm phát tính theo năm, tức sáu tháng đầu năm này so với cùng kỳ, là 10,27%):

    1- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 20% (trừ lạm phát mới còn 8,8%).
    2- Tổng đầu tư toàn xã hội tăng 18,1%
    3- GDP giá thực tế tăng hơn 14% (trừ lạm phát còn 3,9%)
    4- Nhưng cần lưu ý là tổng nhập siêu cùng kỳ năm ngoái lên đến 15,3 tỷ USD, 6 tháng đầu năm nay chỉ nhập siêu 2,1 tỷ USD, tức là nhập siêu giảm tới hơn 13 tỷ USD.

    Tổng mức bán lẻ chiếm tới hơn 9/10 tổng tiêu dùng cuối cùng. Lấy đâu ra để tăng tới 20% ?

    Trong khi tiêu dùng nhà nước không thể đột biến tăng quá lớn thì yếu tố duy nhất có thể tính đến là lượng hàng tồn kho của năm trước chuyển sang. Nhưng cũng lấy đâu ra lượng hàng tồn kho lớn như vậy ?

    Nếu ai đó phản biện chính thức (chứ không phải phản biện trên Blog anh Giang, hehe), không biết TCTK sẽ giải thích như thế nào đây.

    ReplyDelete
  4. Hay bác Vân viết bài phản biện chính thức đi. Xem TCTK trả lời sao.

    ReplyDelete
  5. Cám ơn bác Linh đã chỉ ra điểm này. SGTT vừa contact với tôi đề nghi đăng bài này. Tôi sẽ sửa lại và nhờ SGTT đăng để xem TCTK trả lời như thế nào.

    ReplyDelete
  6. Tôi nghĩ là nhập siêu có giảm trong 6 tháng đầu năm, tức là NX trong phương trình của bác Giang có tăng, cho dù vẫn âm. Nếu tính ra tôi nghĩ cũng đóng góp một phần khá khá vào tăng GDP. Bác Giang có thể kiểm tra lại dữ liệu xuất nhập khẩu xem giả thiết NX tăng trưởng ít hoặc âm có đúng không? Có thể trên growth path bình thường thì nó âm thật, nhưng trong giai đoạn này, vì khủng hoảng làm giảm M rất nhiều, nên có thể nó đang đóng góp nhiều vào tăng trưởng. Tất nhiên là ảnh hưởng này không kéo dài được lâu.

    ReplyDelete
  7. Cám ơn QA. Tôi đã kiểm tra lại số liệu và kết quả "giật mình": NX giảm 83% nên đóng góp vào GDP sẽ là +10.7% (vì trọng số là -13%). Kết quả là I phải giảm chứ không tăng như lập luận ở trên. Đúng là nhiều lúc cẩu thả/lười có kết quả rất tai hại. Tôi sẽ viết lại hoàn toàn entry này.

    ReplyDelete
  8. e đang làm bài luận về mảng GDP, e muốn hỏi bác là tại sao phần Private consumption luôn đóng góp lớn nhất trong GDP ngay cả o các nc như Thụy Sĩ,...Và bác có nguồn nào để tìm ví dụ cho mức đóng góp của 4 thành tố tiêu dùng trong GDP.

    Thks bác

    ReplyDelete
  9. @Dũng: share của C cao vì bản chất/nhu cầu sinh học của con người (kết quả của quá trình intertemporal optimization). Ngoài ra C cao vì trong National Accounting framework của UN đưa ra liệt kê nhiều mục liên quan đến saving vào C, ví dụ mua cổ phiếu hay đầu tư cá nhân vào địa ốc.

    Bạn có thể tìm dữ liệu của GDP theo từng thành phần từ hầu hết các database cơ bản, ví dụ IFS của IMF hay Development Indicators của WB.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.