Thursday, January 14, 2010

2010 bet


Tháng 1 năm ngoái tôi đã tóm tắt 2 quan điểm ngược nhau của giới academic economists (Krugman) và giới WS economists về khả năng phục hồi kinh tế. Coi như đó là 2009 bet và kết quả thế nào mọi người đã rõ. Năm nay tôi chọn "2010 bet" là 2 quan điểm ngược nhau về tương lai kinh tế TQ, nhưng có lẽ đây sẽ là "the bet of the decade" chứ không phải "the bet of the year".

- Bear camp: James Chanos, một hedge fund manager đã từng nổi tiếng với dự đoán về vụ sụp đổ của Enron, cho rằng China sẽ là "Dubai times 1000 - or worse."

- Bull camp: Thomas Friedman, tác giả "Thế giới phẳng", cho rằng những thành quả kinh tế của TQ từ năm 1979 đến giờ chưa là gì so với tương lai của nền kinh tế nước này.


Tôi nghiêng về kèo Chanos, còn bạn?


Update (3/2): Ngày 3/2 mà đọc được câu này mới buồn chứ: "... I'd like to short the Communist Party", Thomas Friedman trong phần 2 của bài "Is China the next Enron?". Dường như Friedman muốn "hedge" câu này trong phần 1: "But it also has a political class focused on addressing its real problems...".

Update (4/2): Another must read from Michael Pettis. Bài này phản bác lại lập luận trong phần 1 của Friedman là không nên "short China" bởi vì nước này có $2trillion reserve. Pettis chỉ ra rằng trong thế kỷ 20 có 2 nước đã từng có foreign reserve/world GDP cao tương đương như China hiện tại (5-6% world GDP). Đó là Mỹ thập kỷ 20 và Nhật thập kỷ 80, cả 2 nền kinh tế đó đều rơi vào khủng hoảng nặng nề sau khi lên đến đỉnh. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là lịch sử sẽ lặp lại với China, tuy nhiên một lập luận quan trọng của Friedman đã bị bác bỏ.

Update (4/2): Free Exchange phản bác lại lập luận của Micheal Pettis bên trên, cho rằng China hiện tại khác xa Mỹ và Nhật trong những năm 20 và 80 của thế kỷ trước. Các problems mà Mỹ và Nhật gặp phải khi rơi vào khủng hoảng sẽ không/khó lặp lại với China.

Update (5/2): 10 myths about China.

Update (12/02): Dani Rodrik ước tính RMB hiện đang bị undervalued khoảng 25%. Nếu hiệu chỉnh điều này tăng trưởng GDP của TQ sẽ mất 2.15 điểm phần trăm mỗi năm.

Update (20/02): Một bài báo cũ nhưng rất chi tiết về tình hình dự trữ ngoại tệ của TQ và hệ quả của chính sách tỷ giá của TQ với nền kinh tế nước này và thế giới.

Update (23/03): Ronald McKinnon, một đại thụ trong international economics và cùng với Robert Mundell đưa ra OCA theory, cho rằng một tỷ giá USDRMB cố định sẽ tốt cho toàn thế giới về dài hạn. Trade imbalances sẽ tự động adjust thông qua wage/price inflation in China. Có lẽ McKinnon "quên" nhắc tới phía Mỹ, nếu inflation cần cho China thì deflation cần cho Mỹ để giảm dần imbalances. Vấn đề là liệu Mỹ có chấp nhận deflation hay không? Liệu phần còn lại của thế giới có chấp nhận cùng Mỹ deflate hay không?

Update (09/04): Chanos tiếp tục bi quan về TQ, cho rằng property bubble của TQ có thể sẽ vỡ trong khoảng cuối 2010, đầu 2011. Chanos cho biết 60% GDP của TQ phụ thuộc vào construction (tôi đoán ý Chanos là 60% của tăng trưởng GDP phụ thuộc vào tăng trưởng của construction).

Update (12/07): Stephen Roach, Morgan Stanley's Asia Chairman, cho rằng TQ không bị bubble vì authorities đã ngăn chặn được ảnh hưởng của real estate market sang real economy.

Update (20/12): Theo The Economist, Conference Board cho rằng GDP của TQ sẽ vượt Mỹ năm 2012 tính theo PPP. Trong khi đó Goldman Sachs đưa ra năm 2027 (sớm hơn so với forecast trước đây 2041) còn Standard & Chartered cho răng 2020 sẽ là thời điểm GDP tính theo market rate của TQ sẽ vượt Mỹ.

Update (7/4/11): Barry Eichengreen và 2 tác giả khác có một nghiên cứu chỉ ra rằng từ năm 1957 đến nay khi một nền kinh tế đạt đến $17000 per capita income (2005 price) thì sẽ tăng trưởng chậm lại khoảng 2%, đặc biệt với những nền kinh tế có undervalued real exchange rate trước đó.

Update (8/9/15): Chanos liệt kê 5 điều mọi người cần hiểu rõ về TQ: (i) số liệu tăng trưởng GDP của TQ không chính xác, (ii) Debt/GDP của TQ sẽ tiếp tục tăng và đó mới là điều đáng lo, (iii) TQ sẽ tiếp tục can thiệp tỷ giá đồng CNY để kích thích xuất khẩu, tình hình XK từ giữa năm 2015 xấu đi rất nhiều, (iv) tình hình chính trị nội bộ TQ đang thay đổi và đó là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư, (v) nên short TQ gián tiếp.



25 comments:

  1. Dear Giang Le,

    Tôi thiên về Conspiracy theory: cuộc chiến đồng USD và Yuan.

    Nhưng đồng USD được đứng đằng sau của 8 tập đòan tài chính lớn nhất thế giới có trách nhiệm in nó theo bảng vị vàng hoặc dầu. Còn đồng Yuan được sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc. Đây xem là cuộc chiến của 8 tập đòan tài chính đứng đằng sau FED và chính phủ Trung Quốc vậy.

    Lịch sử các đời Tổng thống Mỹ bị ám sát là những tổng thống có ý định gom FED về cho chính phủ Mỹ. Suy thóai kinh tế thế giới lần này cũng do sự dẫn dắt của Mỹ.

    Nên tôi cho rằng Trung Quốc sẽ sụm vì để đấu với Mỹ thì Trung Quốc chưa đủ về cả nền tảng và ngôi nhà xây trên nó. Nhìn qua động thái các nước cờ đi của VN và Bắc Hàn cho tôi thấy TQ đang bên bờ vực thẳm.

    Ngày mới hạnh phúc,

    ReplyDelete
  2. Em thiên về quan điểm của T.Friedman.

    Đúng là đang có những bong bóng trong thị trường tài chính TQ . Nhưng các vấn đề về tài chính chỉ là bề ngoài dễ gây xúc cảm của nền kinh tế. Điều làm nên sự trỗi dậy của TQ là lực lượng lao động đc tổ chức tốt có giá rẻ so với thế giới chứ kô phải Yuan rẻ. Yuan rẻ là hệ quả chứ kô phải nguyên nhân của vấn đề này. Và lợi thế này vẫn còn tiếp tục ít nhất trong 5 - 10 năm nữa.

    Năm 2010, một sự điều chỉnh ở mức trung bình của thị trường các loại tài sản ở TQ có tới 90% khả năng sẽ xảy ra . Tuy nhiên một "Dubai times 1000 - or worse." là nói quá, "Trung quốc biết các vấn đề của họ". Một quá trình co bóp của chính sách tiền tệ để xả hơi dần dần các quả bong bóng sẽ diễn ra . Điều này phù hợp với triết lí cải cách từ từ , ném đá dò đường của người TQ hơn.

    ReplyDelete
  3. Chờ đến cuối năm.Thật ra trong kinh tế,biết là một chuyện,giải quyết được hay ko là chuyện khác.

    ReplyDelete
  4. to X30: Em nhớ TQ đã có kinh nghiệm xì hơi bong bóng tài chính của nền kinh tế một lần từ thời Chu Dung Cơ.

    ReplyDelete
  5. @All: Hi vọng 10 năm nữa blog này còn tồn tại để xem ai đúng ai sai :-)

    Kết quả năm nay không tính vì nó quá shortterm như bạn ALAM nói.

    ReplyDelete
  6. Vậy là không còn vụ cá cược nào hả anh ?

    ReplyDelete
  7. @ALAM: Vẫn còn chứ, nhưng phải đợi 10 năm nữa mới ngã ngũ. Nhưng nếu em chấp nhận thua sớm hơn thì cũng không sao :-)

    ReplyDelete
  8. Ủng hộ ALAM. Khủng hỏang là thứ xảy ra bất thình lình, dù có đoán già đoán non chẳng ai biết được chính xác, thì mới sợ. Mỹ nổi tiếng về mấy vụ đổ vỡ kiểu này, trong mấy ngày thị trường xuống 15-30%. Còn TQ chưa có mà tôi chắc trong 10 năm nữa cũng không có.

    ReplyDelete
  9. hè, em ko chấp nhận thua sớm đâu !
    Để em ra độ khác . Thế này đi, em khẳng định đến 31/12/2010, chỉ số CSI300 sẽ trên 2500 điểm và không có thời điểm nào xuống dưới 2200 điểm. Tức là vẫn cao hơn 50% so với đáy của đợt suy giảm vừa rồi chứ chưa nói đến "Dubai times 1000 - or worse."
    Độ là một chầu cafe hay một cái gì đại loại thế. Các bác bear camp nhận độ chứ ?

    @anonymous: bác theo phe em đi. Đội mình giờ hơi vắng, nhưng sẽ thắng thôi. :D

    ReplyDelete
  10. Có thể Janos nói về hậu quả của đổ vỡ, chứ không phải Index. Cũng chẳng có ai có đủ tiền để cho TQ vay hay đầu tư 80 trilion (1000 lần số nợ bể của Du) cả.

    Ví dụ Dubai sụp sẽ làm 2 triệu mạng người thất nghiệp, thành cùng khổ. 1000+ lần là 2 tỷ người nữa, tức hơn 1/3 dân số trái đất (Hiện thời sô dân nghèo thế giới dưới $2.5/ngày chắc cũng gần 3 tỷ rồi).
    Nên nếu ALAM có thua lại quá hay. Lo tích lũy để dành (đồ tốt), kiếm miếng đất an toàn, mua vũ khí, từ bây giờ đi. Đến lúc dân nghèo đầy rẫy như vậy lo gì thiếu cách bóc lột tụi nó làm giàu được.

    ReplyDelete
  11. I follow bear camp too.
    Em Dong

    ReplyDelete
  12. Bear camp hay là Bull camp phải có criteria rõ ràng chứ ạ. Nếu TQ vẫn grow faster than VN, mặc dù TQ grow 5 percent còn VN grow 1 percent thì có là bull camp không ạ? Hay bubble TQ chỉ decrease around 10 percent thì gọi là bear hay bull camp?

    China năm 2009 tăng trưởng thì WB cho thấy nhờ vào domestic demands do những dự án mà không biết sẽ lấy tiền ở đâu đắp vô của CP TQ, nhưng mà TQ vẫn còn tiền. Em không nghĩ là TQ sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng năm 2010, nhưng mà nói collapse thì có lẽ quá sớm chăng? My question would be: Bong bóng nổ, bong bóng nhỏ lại từ từ hay bong bóng phình to tiếp?

    ReplyDelete
  13. @BHM: Bull hay bear ở đây chỉ là metaphor thôi, để nói lên quan điểm về sustainability của TQ. Liệu TQ có tiếp tục phát triển nhanh/mạnh như trong 1-2 thập kỷ vừa rồi nữa hay không, hay TQ sẽ rơi vào khủng hoảng và mất growth momentum như đã xảy ra với Nhật?

    ReplyDelete
  14. Thanks anh Giang đã giải thích.

    Vậy em chọn bear camp.

    ReplyDelete
  15. So interesting bet...

    I chose bear camp

    ReplyDelete
  16. Theo POR thì TQ sẽ phải chạy theo thành tích , họ sẽ không chịu dừng bước tăng trưởng nhanh tại đây đâu !!!!!

    CP TQ sẽ cố gắng giữ mức tăng trưởng 10% ==>

    ReplyDelete
  17. Em làm cái hồ sơ nên sục sạo lại blogspot và thấy entry này. Khai quật nó lên một tí vậy:
    - Như quan điểm của em ở trên, động lực tăng trưởng của TQ là lao động rẻ được tổ chức tốt, khi các rào cản được dỡ bỏ, công nghệ và vốn của các nước phát triển đổ vào tạo ra sức bật của TQ.
    Nhật bị mất growth momentum vì lúc đấy nó ở đỉnh cao rồi, ko có cách mạng gì mới, nên đâm ra trì trệ kéo dài. Còn TQ hiện giờ vẫn còn khá nhiều không gian trước mặt để phát triển. Nên đợt điều chỉnh năm nay sẽ nhẹ nhàng thôi, kiểu beartrap trong một thị trường con bò tót vậy .

    ReplyDelete
  18. @ALAM: Bây giờ nhiều người nói problem của Nhật là demography, loay hoay kiểu gì (trừ khi mở cửa cho migration) cũng không thể xoay chuyển được tình thế. TQ 5-7 năm nữa cũng bị demographic problem, chưa kể gender imbalance. Trước mắt, mặc dù micro/macro conditions của TQ tốt hơn VN rất nhiều (policy makers cũng vậy), điều mà bear camp lo ngại cho TQ là bad debts và RE bubble. Sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu cũng là điểm yếu của TQ, nếu global demand sụt giảm hoặc trade protection gia tăng TQ sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Lao động rẻ, tổ chức tốt, như em nói chỉ hữu ích cho xuất khẩu. Anh nghĩ bản thân policy makers TQ cũng chưa nghĩ ra cách nào dịch chuyển kinh tế khỏi xuất khẩu.

    ReplyDelete
  19. Hì, mình có tổng kết 2010 không anh ?

    ReplyDelete
  20. @ALAM: Nếu theo tiêu chí CSI300 thì em thua đứt đuôi rồi :-) Tuy nhiên anh sẽ để đến năm 2020 sẽ tổng kết vì đây là bet of the decade. Cho đến thời điểm này anh vẫn ngả về bear camp.

    ReplyDelete
  21. CSI 300 thấp nhất hồi giữa năm cũng chỉ xuống tới 2512, cuối năm là hơn 3120 mà. Đâu quá xấu như lo ngại hồi đầu năm :D
    Hôm anh tổ chức offline em cũng ở Sài gòn nhưng lại không tới được. Tiếc quá.
    Có một việc em đang quan tâm là TQ vừa áp dụng thuế bất động sản để giảm nóng thị trường. Em muốn hỏi ý kiến của anh về khả năng Việt nam sẽ học TQ trong việc này ?

    ReplyDelete
  22. hôm nay mới đọc bài này, em cũng làm quả vote rằng bong bóng TQ sẽ vỡ trước 2020, lý luận thì đã có nhiều bác nói rồi, hehe...

    em chỉ lăn tăn là không hiểu TQ vỡ bong bóng trc 2020 thì VN có kịp thực hiện nghị quyết ĐH11 là cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 không ?! hehe

    ReplyDelete
  23. @ALAM: CSI300 2010 close price là 3128 so với open price 3558 vậy đã mất 12%. Rõ ràng là kèo bear camp của Chanos thắng nếu xét bằng CSI năm 2010 :-)

    Về việc thuế BĐS anh rất ủng hộ, nhưng sợ VN không đủ political will để thực hiện. Hình như trước đây vài năm VN từng xem xét thuế BDS như không thành. Có những nhà kinh tế nổi tiếng (Herry George, Will Vickrey) đã từng đề nghị bỏ tất cả các loại thuế (income, corporate, consumption tax) và thay bằng land value tax. Cho đến nay ở Úc thuế BDS vẫn phải gọi là council rate, nghĩa là một dạng đóng góp của người dân cho các dịch vụ công mà họ được hưởng chứ không phải thuế đánh vào giá trị của BĐS mà họ sở hữu.

    ReplyDelete
  24. Cho em hỏi. Bull camp dich ra tiếng Việt có nghĩa là gì ạ.
    Cám ơn!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.