Saturday, December 31, 2011

The last trading day of a stormy year, so much uncertainty still ahead.

The last trading day of a stormy year, so much uncertainty still ahead.:
The last trading day of a stormy year, so much uncertainty still ahead.

photo

OMG, tôi không biết từ trước tới giờ doanh nghiệp VN được miễn đóng thuế cho nhiều mục thu nhập n...

OMG, tôi không biết từ trước tới giờ doanh nghiệp VN được miễn đóng thuế cho nhiều mục thu nhập n...:
OMG, tôi không biết từ trước tới giờ doanh nghiệp VN được miễn đóng thuế cho nhiều mục thu nhập như thế này. Không thể tưởng tượng được cán bộ thuế trước đây phải đi check hàng chục mục miễn giảm cho từng doanh nghiệp, chăc chắn là một cơ hội tham nhũng/nhũng nhiễu dễ dàng. Cũng may bây giờ đã bỏ, chỉ không biết còn bao nhiêu khoản được miễn nữa thôi.

Theo nghị định Chính phủ vừa ban hành, thu nhập từ lãi tiền gửi của các doanh nghiệp sẽ phải chịu thuế

Friday, December 30, 2011

Với nhiều nước hành vi trốn/gian lận thuế là criminal offence, nếu bị phát hiện đối tượng trốn th...

Với nhiều nước hành vi trốn/gian lận thuế là criminal offence, nếu bị phát hiện đối tượng trốn th...:
Với nhiều nước hành vi trốn/gian lận thuế là criminal offence, nếu bị phát hiện đối tượng trốn thuế nhiều khả năng sẽ bị ngồi tù chứ không phải chỉ đơn giản bị phạt và truy thu thuế như thế này:

"Còn kết quả ước thực hiện đã tiến hành thanh tra 856 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, đạt 67% so với kế hoạch đề ra, xử lý giảm lỗ 4.400 tỷ đồng (tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ), truy thu thuế và phạt 1.650 tỷ đồng (tăng 4 lần so với cùng kỳ)."


Công tác chống chuyển giá chỉ đạt 67% kế hoạch trong một năm ngành thuế đầy quyết tâm

Một điểm quan trọng tác giả bài báo này không đề cập đến là hedging và speculation là 2 mặt của m...

Một điểm quan trọng tác giả bài báo này không đề cập đến là hedging và speculation là 2 mặt của m...:
Một điểm quan trọng tác giả bài báo này không đề cập đến là hedging và speculation là 2 mặt của một đồng xu, chúng không thể tồn tại riêng biệt. Đối tác của một bên tham gia vào thị trường kỳ hạn với mục đích hedging gần như luôn luôn là một speculator. Bởi vậy nếu cấm speculator thì cũng đồng nghĩa cấm luôn hedger.

Cái mà nhiều nhà kinh tế đang lo ngại về speculation là hoạt động này càng ngày càng bánh trướng và vượt qua nhu cầu hedging. Ở một mức độ nào đó thì điều này tốt vì nó giúp tăng liquidity và price determination, nhưng khi nó đi quá xa thì gây ra volatility không cần thiết cho thị trường (bubble/crash). Do vậy bài toán của nhà quản lý là tìm ra tỷ lệ hedging/speculation tối ưu (hoặc chấp nhận được) và ngăn ngừa hoạt động speculation tích tụ rủi ro hệ thống quá nhiều. Giải pháp của tác giả bài báo này theo tôi quá cực đoan:

"Nếu không dùng chợ hàng giấy chỉ để phòng hộ giá mua bán hàng hóa nông sản, thì không chỉ “siết chặt quản lý” mà nên dẹp chúng đi."


(TBKTSG Online) - Từ vài năm nay, trong các hoạt động kinh doanh hàng hóa của Việt Nam rộ lên một loại “chợ”, thường được gọi dưới cái tên khá thiệt thà là “sàn giao dịch hàng hóa”. Thực chất chợ này ...
photo

Rất đáng khâm phục! Hi vọng sẽ có các volunteer VN dịch những bài giảng này sang tiếng Việt.

Rất đáng khâm phục! Hi vọng sẽ có các volunteer VN dịch những bài giảng này sang tiếng Việt.:
Rất đáng khâm phục! Hi vọng sẽ có các volunteer VN dịch những bài giảng này sang tiếng Việt.

Facts About the Khan Academy. 1. Over the last month (November), Khan Academy had 4 million unique visits. That's up from 1 million in the same period last year, and up from 3.5 million in October...

Tyler Cowen, một nhà kinh tế có khuynh hướng Austrian/libertarian, chống lại gold standard. Lập l...

Tyler Cowen, một nhà kinh tế có khuynh hướng Austrian/libertarian, chống lại gold standard. Lập l...:
Tyler Cowen, một nhà kinh tế có khuynh hướng Austrian/libertarian, chống lại gold standard. Lập luận của Cowen có điểm giống với lập luận của tôi đã viết trên blog: với fiat money các central banks là cơ quan quyết định money supply, trong khi đó với gold standard các chủ mỏ vàng (và các speculators lớn) sẽ là người quyết định. Tất nhiên các central banks có rất nhiều khiếm khuyết nhưng ít ra voters còn có thể có tiếng nói qua political system. Ngược lại trong một thế giới libertarian không ai làm được gì khi các chủ mỏ vàng quyết định tăng giảm money supply vì lợi ích cá nhân họ thay vì vì lợi ích toàn xã hội. Chí ít tôi prefer một thể chế trong đó có one-person-one-vote hơn là thể chế có one-dollar-one-vote.

Mark Thorson has a request: I’ve heard it said that there isn’t enough gold in the world to make it the only form of currency, but the gold bugs say that’s because gold is underpriced. If gold were pr...

Thursday, December 29, 2011

Số báo cuối cùng trong năm của The Economist có một bài report về giới econblog và ảnh hưởng của ...

Số báo cuối cùng trong năm của The Economist có một bài report về giới econblog và ảnh hưởng của ...:
Số báo cuối cùng trong năm của The Economist có một bài report về giới econblog và ảnh hưởng của nó vào mainstream economics. Tác giả bài báo có vẻ rất hồ hởi về sự phát triển của giới blogger và cho rằng lịch sử kinh tế sẽ đánh giá sự ra đời economic bloggosphere trong mấy năm vừa rồi là một bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế học. Nếu như trước đây các học thuyết kinh tế chỉ được thảo luận trong một giới nhỏ các nhà kinh tế hàn lâm xoay quanh một vài trung tâm (đại học, viện nghiên cứu) lớn, các ý tưởng kinh tế mới đang được phát triển theo dạng decentralized, active discussions giữa rất nhiều đối tượng (economist, journalist, politician, business, activitst). Một điểm quan trọng nữa là sự phát triển của giới econblog sẽ giúp economists có tác động trực tiếp và nhanh hơn vào giới policy makers. Cách đây 5-7 năm nếu không giữ một vị trí nào đó trực tiếp trong chính quyền (Fed, CEA), những economists như Krugman, Mankiw, Taylor khó có thể buộc các politicians phải cân nhắc ý kiến của họ như bây giờ.


POINT UDALL on St Croix, one of the US Virgin Islands, is a far-flung, wind-whipped spot. You cannot travel farther east without leaving the United States.
photo

John Hilsenrath, một cây bút có tiếng của WSJ và được đồn đại là "tay trong" của Fed có một bài v...

John Hilsenrath, một cây bút có tiếng của WSJ và được đồn đại là "tay trong" của Fed có một bài v...:
John Hilsenrath, một cây bút có tiếng của WSJ và được đồn đại là "tay trong" của Fed có một bài về tiền tệ (và chính trị) rất đáng đọc:

"The fury surrounding the central bank is as old as the U.S. Before there was a Fed, there was a First Bank of the United States over which the founding fathers deeply disagreed. Alexander Hamilton, a New York banker, strongly advocated for it. Thomas Jefferson, a Virginia farmer, vehemently opposed. George Washington sided with Hamilton. James Madison sided with Jefferson. When Madison became president, he supported a second central bank, which Andrew Jackson later ended. There was no central bank until the Fed was created in 1913 — and during that stretch the booms, busts, panics, speculation and bank runs now blamed on the Fed were even more frequent."

The most recent furor over the Fed’s potential for money-wrecking raises an important question: What exactly is money and how do you destroy it?

Cuộc tranh luận về Ricardian equivalence ...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Cuộc tranh luận về Ricardian equivalence đang trở nên căng thẳng dù giữa kỳ nghỉ.

- Stephen Williamson có 1 entry về vấn đề này, tất nhiên là công kích Krugman như mọi khi: http://newmonetarism.blogspot.com/2011/12/richardian-equivalence-redux.html.

- Krugman ngụ ý Williamson "nông cạn": http://krugman.blogs.nytimes.com/2011/12/27/shallow-be-thy-name/

- Williamson trả lời: http://newmonetarism.blogspot.com/2011/12/war-on-shallowness.html

- David Andolfatto (Fed St.Louis) cho rằng chính Krugman không hiểu RE: http://andolfatto.blogspot.com/2011/12/does-krugman-understand-ricardian.html.

- Mark Thoma nhảy vào bênh vực Krugman: http://economistsview.typepad.com/economistsview/2011/12/the-proposition-is-not-mainstream-in-the-sense-of-being-fully-accepted-by-most-economists.html.

- Andolfatto tiếp tục trả lời: http://andolfatto.blogspot.com/2011/12/ricardian-equivalence-for-last-time.html

- Krugman phản hồi Andolfatto:http://krugman.blogs.nytimes.com/2011/12/28/problems-of-reading-comprehension/


The Bonddad Blog: Ricardian Equivalence is a Crap Theory
Ricardian Equivalence is a Crap Theory. From Wikipedia. In its simplest terms: governments can raise money either through taxes or by issuing bonds. Since bonds are loans, they must eventually be repa...
View or comment on Giang Le's post »

Wednesday, December 28, 2011

Krugman công kích Lucas khi Lucas nói về ...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Krugman công kích Lucas khi Lucas nói về vấn đề crowding out của fiscal stimulus. Krugman cho rằng Lucas hiểu sai khái niệm Ricardian equivalence (RE), một trong những khái niệm căn bản của phe fresh water mà Lucas là một thành viên. Khái niệm này có nghĩa là nếu nhà nước tăng chi tiêu thì việc tài trợ cho khoản tăng đó thông qua tăng thuế ngay lập tức hay phát hành trái phiếu (tương đương với tăng thuế trong tương lai) là như nhau đối với người dân. Ở đây Lucas có vẻ ngụ ý về RE khi nói đến crowding out, ie chính phủ tăng chi tiêu $1 thì sẽ phải đánh thuế thêm $1 ngay lập tức hoặc nếu phát hành trái phiếu thì tác động cuối cùng thông qua RE cũng tương đương tăng thuế $1. Do đó nếu tăng chi tiêu thêm $1 có multiplier dương thì người dân bị đánh thuế thêm $1 sẽ có multiplier âm và kết quả sẽ triệt tiêu nhau.

Krugman chỉ ra rằng nếu chính phủ phát hành bond thì tác động vào current private consumption sẽ là một phần nhỏ của $1 chứ không phải toàn bộ như Lucas nói, ngay cả nếu RE đúng. Lập luận của Lucas (100% crowding out) còn có một điểm yếu nữa là nếu người dân đã quyết định không chi tiêu $1 thì dù chính phủ có stimulus hay không ảnh hưởng giảm chi tiêu (tự nguyện) của người dân đã có negative multiplier rồi. Trong trường hợp như vậy chính phủ tăng chi tiêu thêm $1 không những không làm crowd out mà còn giúp người dân có chỗ để tiết kiệm (mua bond), tất nhiên với điều kiện RE không đúng.
View or comment on Giang Le's post »

Hoan nghên Tổng cục Thuế đã công bố thông...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Hoan nghên Tổng cục Thuế đã công bố thông tin về lợi nhuận của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, rất mong những thông tin như thế này sẽ được đưa lên website một cách minh bạch và có hệ thống.

Từ những số liệu này có thể thấy hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh có leverage ít nhất 4.4x (=(320+1100)/320), quá cao như tôi đã có lần nghi ngờ. Tuy nhiên với lợi nhuận sau thuế 75k tỷ, ROA bằng 5.3% (=75/(320+1100)), tôi nghĩ không quá tệ khi tình hình kinh tế năm qua không mấy sáng sủa. [Lưu ý: ROA có thể nhỏ hơn vì mẫu số có thể lớn hơn do doanh nghiệp còn có các loại credit khác chứ không chỉ qua vay ngân hàng.]

Với số nợ ngân hàng 1.1m tỷ, tiền trả lãi 220k tỷ tương đương lãi suất 20%, khá phù hợp với mặt bằng lãi suất năm vừa qua. Nếu trừ đi lạm phát thì lãi suất thực chỉ xấp xỉ 1.5%, tôi cho là thấp với một nền kinh tế đang phát triển như VN và có ROA khoảng 5% như trên. Lãi suất thực thấp một cách artificial như vậy do các can thiệp hành chính của NHNN và capital inflow, sẽ kích thích investment và các loại demand khác tạo áp lực lên lạm phát.

Theo thống đốc Bình (http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/68029/) tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng là 116% GDP, với NGDP của VN năm nay khoảng 2m tỷ thì tổng dư nợ khoảng 2320k tỷ. Như vậy giới doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 47.4% (=1.1/2.32) tổng dự nợ. Hơn một nửa tổng dư nợ còn lại là cho DNNN vay, lớn hơn nhiều con số 16% do ông Bình công bố trong link bên trên. Tiếc là Tổng cục Thuế không có (hoặc không công bố) số liệu lợi nhuận và trả lãi suất của các DNNN, nhưng có thể đoán là nhỏ hơn khu vực tư nhân.
VnEconomy - Doanh nghiệp "cày" chủ yếu để trả lãi ngân hàng - Tài chính
Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dân doanh chỉ khoảng 75 nghìn tỷ đồng, lãi vay trả ngân hàng hơn 200 nghìn tỷ đồng
View or comment on Giang Le's post »

Sunday, December 25, 2011

Có quá nhiều điểm phải bàn trong bài báo ...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Có quá nhiều điểm phải bàn trong bài báo Tuổi trẻ link bên dưới:

- Một buổi tọa đàm của báo (Nhân Dân) tổ chức mà có bộ trưởng Vương Đình Huệ, thống đốc Nguyễn Văn Bình, phó chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn tham dự. Thực sự đây là một buổi tọa đàm của một tờ báo hay là một dạng press conference công bố chính sách?

- Bộ Tài chính sẽ lập Tổng cục quản lý và giám sát vốn nhà nước, vậy vai trò của SCIC ở đâu? Ông Huệ có vẻ muốn phát huy thế mạnh "thanh tra" của mình?

- Ông Huệ muốn có 1-2 tập đoàn đẳng cấp Đông Á, ông Bình muốn có 1-2 ngân hàng tầm khu vực (với tổng tài sản cỡ 50 tỷ USD). Trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua, VN chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ có những đại công ty như các keiretsu của Nhật hay chaebol của Hàn quốc. Nhưng có lẽ thay vì những ước mơ to tác như vậy hãy mơ những giấc mơ thiết thực hơn như giảm kẹt xe, lạm phát thấp, tỷ lệ người nghèo thấp.... cho dân được nhờ.

- Ông Muôn, ông Huệ đều đánh tiếng nhờ báo chi gây sức ép để các DNNN chịu tái cơ cấu. Vậy là dù chính phủ có muốn chưa chắc các DNNN đã thèm nghe.

- Ông Huệ nói cần phải có 55-65 nghìn tỷ để cho các DNNN "uống thuốc bổ để khỏe lên" trước khi tái cơ cấu. Tại sao không để những DNNN đã quá ốm yếu phá sản/giải thể? Cần phải đặt phương án phá sản/giải thể vào chương trình tái cấu trúc.

- Ông Vũ Đình Ánh nói đúng, không nên dùng DNNN làm công cụ điều tiết của nhà nước. Cứ nhìn gương xăng dầu và điện lực thì thấy khả năng điều tiết thông qua các DNNN vô cùng kém. Càng tạo điều kiện cho họ độc quyền và phình to ra, càng dễ có khả năng họ chỉ chạy theo lợi ích cục bộ của riêng mình mà không quan tâm đến cả nhân dân lẫn nhà nước.

- Ông Bình muốn có 12-15 ngân hàng nắm 80% thị phần. Thực ra bây giờ 4 ngân hàng quốc doanh hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần đa số đã đạt gần con số đó rồi, cần gì phải tái cấu trúc nữa. Tỷ lệ thị phần đáng ra không phải là số tối thiểu như ông Bình nói mà phải là số tối đa, vd, 4 ngân hàng lớn nhất có thị phần không quá 50%.
View or comment on Giang Le's post »

Cách đây gần 10 năm khi đề án 322 mới triển...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Cách đây gần 10 năm khi đề án 322 mới triển khai tôi có viết một bài đăng trên VNN đề suất không nên cấp học bổng cho sinh viên ra nước ngoài học mà nên cho vay. Nếu người vay tốt nghiệp và về nước (và làm đúng chỗ đã được cử đi học) thì nhà nước sẽ xóa hoặc giảm nợ. Nếu không về thì phải hoàn trả toàn bộ tiền vay cộng lãi suất (rất cao). Bây giờ sau 10 năm Bộ GDĐT tổng kết chương trình này và ấn tượng chung là nó đã thất bại. Đáng tiếc là đến tận bây giờ mới có một số ý kiến đề nghị chuyển sang hình thức cho vay.
Những vấn đề đặt ra từ Đề án 322 - Nhung van de dat ra tu De an 322 - Saigon Times Online - Thời báo Kinh tế Sài gòn - Thoi bao Kinh te Sai gon
(TBKTSG) - Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (Đề án 322) diễn ra vào tuần trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã có 4.500 người ...
View or comment on Giang Le's post »

Friday, December 23, 2011

Bài này của Justin Lin, chief economist của...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Bài này của Justin Lin, chief economist của WB, vẫn cố tình lảng tránh vấn đề thể chế trong phát triển kinh tế. Đúng là khoa học kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng nhưng sự bứt phá của phương Tây trong 2-300 năm qua không chỉ vì industrial revolution mà còn vì các cải cách trong thể chế kinh tế và chính trị. Chính thành công về kinh tế của TQ sau khi Đặng Tiểu Bình mở cửa cho thấy thể chế kinh tế quan trọng như thế nào. Justin Lin rất "dũng cảm" khi dự báo kinh tế TQ sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 8%/năm trong 2 thập kỷ tới, một dự báo lạc quan nhất mà tôi từng biết. Càng đọc nhiều về ông này càng thấy ông ta là một politician hơn là một economist.
Demystifying the Chinese Economy - Justin Yifu Lin - Project Syndicate
Some may think that the performance of a country as unique as China, with more than 1.3 billion people, cannot be replicated. But every developing country can sustain rapid growth for several decades ...
View or comment on Giang Le's post »

Tôn Tử là học giả cổ đại duy nhất của TQ ...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Tôn Tử là học giả cổ đại duy nhất của TQ không hề hấn gì trong Cách mạng Văn hóa, thậm chí các lãnh đạo TQ từ Mao Trạch Đông đến Hồ Cẩm Đào đều lấy Binh pháp Tôn Tử làm cẩm nang cho mình.

Theo bài báo này của The Economist, gần đây TQ đang tìm cách phục hồi và quảng bá tư tưởng Tôn Tử, có lẽ để trám vào chỗ trống mà những khái niệm như harmonic society hay peaceful rise được Hồ Cẩm Đào đưa ra dựa vào tư tưởng Khổng Tử đang dần dần rơi vào quên lãng. Bài báo này cho rằng việc TQ cố vực dậy các tư tưởng cổ đại (Khổng Tử, Tôn Tử) là để gia tăng soft power của mình, nhưng có vẻ không thành công.
Sun Tzu and the art of soft power
IN HUIMIN COUNTY in the Yellow River delta, a push by China to build up the nation's global allure has fired the enthusiasm of local officials.
View or comment on Giang Le's post »

Tôi không mấy thiện cảm với Putin nhưng không...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Tôi không mấy thiện cảm với Putin nhưng không thể không đồng ý với câu này:

""Whoever does not miss the Soviet Union has no heart. Whoever wants it back has no brain."
View or comment on Giang Le's post »

Đã định không viết thêm về chủ tịch Kim nữa...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Đã định không viết thêm về chủ tịch Kim nữa nhưng thấy báo Tuổi trẻ đăng bài này nên phải bổ sung thêm một chi tiết từ The Telegraph về mối quan hệ giữa chủ tịch Kim và Princess Tenko: http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/northkorea/8965294/Kim-Jong-ils-relationships-an-unlikely-sex-symbol.html Một chi tiết thú vị là:

"Despite his apparent fascination with women, Professor Shigemura said there were no suggestions that he had ever expressed interest in Western women."
View or comment on Giang Le's post »

Ba điều ước của phó Chủ tịch Tập Cẩm Bình...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Ba điều ước của phó Chủ tịch Tập Cẩm Bình:
- Đội tuyển bóng đá TQ lọt vào vòng chung kết WC một lần nữa
- TQ đăng cai vòng chung kết WC
- TQ vô địch WC

Bụt hiện lên nói:
- Ta cho con một điều ước
- Xin Bụt làm giá nhà đất giảm xuống để dân nghèo có thể mua được một căn nhà
- (lưỡng lự).....
- Hay thôi cho con xin chức vô địch WC cho đội tuyển bóng đá TQ?
- (gãi đầu) ....
- (???)....
- .... Hừ, thế con muốn giá nhà đất giảm xuống bao nhiêu?

[Note: đấy là trích đoạn bài báo link bên dưới của The Economist nhé, không phải của tôi :-)]
Little red card
The Buddha tells the people he can fulfil only one of their wishes.
View or comment on Giang Le's post »

Thursday, December 22, 2011

S&P vừa downgrade Hungary xuống BBB- (junk...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
S&P vừa downgrade Hungary xuống BBB- (junk) và một trong những lý do quan trọng là central bank của nước này đang mất dần independence sau khi một đảng thiên hữu (Fidesz) lên nắm quyền và đang tiến hành sửa đổi hiến pháp. Mấy hôm trước Krugman đăng bài của Kim Lane Scheppele (http://krugman.blogs.nytimes.com/2011/12/19/hungarys-constitutional-revolution/), một điều hiếm thấy trên blog cá nhân của Krugman, phân tích rằng Hungary đang quay lại một thể chế authoritarian. Một đất nước khá văn minh và nằm giữa châu Âu mà còn như vậy thì quả thực democracy là một điều rất xa xỉ cho những dân tộc "ngoại vi" như VN.
Hungary's Central Bank Law Is Getting It In All Sorts Of Trouble
Oh and let's not forget those Swiss-franc mortgages.
View or comment on Giang Le's post »

Wednesday, December 21, 2011

Tôi rất ngạc nhiên có người bỏ tiền ra mua...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Tôi rất ngạc nhiên có người bỏ tiền ra mua debt của NK, dù chỉ là 18 cent/dollar. Cứ giả sử ngày mai NK có cách mạng ... "sâm" và chính phủ mới mở cửa đất nước như VN làm sau năm 86, các nhà đầu tư đó cũng phải đợi cỡ 10-15 năm sau may ra mới lấy lại được một phần face value (chắc chắn thấp hơn 100%) qua London/Paris club. Hay họ hi vọng SK sẽ trả nợ thay nếu 2 miền Triều tiên thống nhất? Một điểm thú vị là sau khi chủ tịch Kim qua đời giá debt tăng lên từ 13/15 lên 14/18. Để ý là ask price tăng (15 lên 18) nhiều hơn bid price (13 lên 14) cho thấy demand tăng nhanh hơn supply nhưng vẫn rất illiquid.

Liên hệ với vụ Vinashin debt có giá thị trường trong khoảng 30-40 cent/dollar, có lẽ tại VN không có nuclear weapon như NK nên tụi tư bản không sợ, cứ harass hay lôi ra tòa kiện kiểu gì VN cũng sẽ xì một ít tiền ra :-)
Want to bet on Kim Jong-un? Try North Korea debt
NEW YORK (Reuters) - The price of hard-to-find North Korean debt edged higher on Monday as some adventurous investors took a long-shot bet that the secretive country could open up after the death of K...
View or comment on Giang Le's post »

Quả là lãnh tụ "vĩ đại". Riêng đoạn 38 under...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Quả là lãnh tụ "vĩ đại". Riêng đoạn 38 under par và 11 ace thì Tiger Woods nghe xong chắc bỏ nghề.

"While in college, which he finished in just three years, Kim wrote at least 1,500 books. Even after becoming North Korea's CEO he always made time for the arts, composing six operas and directing movies. He also invented a product described as "double bread with meat" and created factories to produce them. (Jealous rivals tried to smear this last accomplishment by saying this invention looked an awful lot like the hamburger.) Nor was he just another nerd: According to his biography, the only time he ever played golf, he had a 38-under par round that included no fewer than 11 holes in one."
The Management Secrets Of Kim Jong Il
From the guy who allegedly wrote 1,500 books during his three years in college.
View or comment on Giang Le's post »

Monday, December 19, 2011

Tín dụng đối với ngân hàng tương đương như...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Tín dụng đối với ngân hàng tương đương như "sale" với các công ty khác. Mức sale tăng 12-13%/năm không hề nhỏ, chính mức tăng quá mạnh như những năm trước mới là đáng ngại (i.e. gây ra lạm phát). Hầu hết các nước phát triển có tăng trưởng tín dụng trung bình trong 10 năm qua <10%. Một vài nước đang phát triển (Bangladesh, Indonesia) có tốc độ xấp xỉ 20%, còn xa mới đến mức 30% của VN, chỉ có Cambodia là có tốc độ tăng tín dụng tương đương VN (do các ngân hàng VN tràn sang?). Các nước khác trong khu vực (Thailand, Philippines, Malaysia) đều tăng trưởng trung bình <10%.

Một điểm nữa, ở đây chẳng có ai "hi sinh" cả, nếu các ngân hàng hi sinh vài trăm tỷ lợi nhuận thì các doanh nghiệp khác và cả người dân đã hi sinh bao nhiêu? Thống đốc Bình không cần phải an ủi họ như vậy, cứ nói thẳng ra rằng mức tăng trưởng tín dụng 30% chỉ còn trong quá khứ. Các ngân hàng nên làm quen với mức 10-15% là vừa, đừng để họ hi vọng năm nay hi sinh thì sang năm NHNN sẽ nới lỏng trở lại.
VnEconomy - Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Ngân hàng phải thắt lưng buộc bụng" - Tài chính
"Các tổ chức tín dụng về dự hội nghị tổng kết năm nay hẳn không vui lắm vì lợi nhuận không bằng mọi năm"
View or comment on Giang Le's post »

Xem Thatcher bảo vệ quan điểm không cần phải...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Xem Thatcher bảo vệ quan điểm không cần phải lo lắng về inequality và chống gia nhập EMU trước QH Anh, tôi cực kỳ thán phục debate skill của người đàn bà thép này mặc dù không đồng ý với lập luận của bà. Chống inequality không phải "make the poor poorer" như Thatcher nói mà là "make the rich less rich". Của cải là nguồn gốc của quyền lực, nếu 1% (hay 10%) càng ngày càng tích tụ nhiều của cải thì khả năng thâu tóm quyền lực của họ ngày càng tăng, chưa kể equal opportunity principle sẽ càng ngày càng xa vời với dân nghèo. Tất nhiên cào bằng như các nước XHCN trước kia còn tệ hại hơn, điểm tối ưu không thể nằm ở hai extreme đó được.

youtube.com - Margaret Thatcher's last House of Commons Speech on November 22, 1990. You can read the transcript here: http://www.margaretthatcher.org/speeches/displaydocument.asp?docid=108256
View or comment on Giang Le's post »

Cách đây mấy tháng tôi đọc được một bản tin...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Cách đây mấy tháng tôi đọc được một bản tin về một thị trấn của Áo bị TQ copy nguyên bản (link bên dưới). Mấy ngày gần đây, khi tình hình real estate market của TQ trở nên căng thẳng và báo chí đưa nhiều tin về sector này, hóa ra tình trạng copycat địa ốc như vậy khá phổ biến ở TQ:

- English town: (http://english.peopledaily.com.cn/90882/7678719.html), ở trong cái town này mọi người sẽ phải nói tiếng Anh.

- Disneyland: (http://blogs.reuters.com/photographers-blog/2011/12/12/chinas-deserted-fake-disneyland/), nên nhớ đây không phải là franchise của Disney mà một developer của TQ copy mẫu của Disneyland.

- Manhattan: (http://www.bloomberg.com/news/2011-12-18/china-debts-dwarf-official-data-with-too-big-to-complete-alarms.html).

Không nói về các hệ lụy kinh tế, tại sao một dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời và vẫn thường xuyên tự hào về bản sắc của mình lại đi copy những nét văn hóa của người khác dễ dàng như vậy? Điều này bộc lộ một tâm lý tự ti hơn là thái độ kiêu hãnh họ vẫn thường tỏ vẻ.

Khi Nhật, Hàn quốc, Singapore hay thậm chí Malaysia, Thailand giầu lên những nước này không có tư tưởng copy, dù để kinh doanh du lịch. Tôi không nghĩ một ngày nào đó người VN cũng đi copy như vậy, các đại gia VN nếu có tiền họ xây những thứ đại loại như Đại Nam Quốc Tự hay Bãi Đính, có thể có nét của kiến trúc TQ nhưng đó là một phần lịch sử của VN.
Austrian villages, made in China - By Edmund Downie
Deep Dive Briefing; FP Books; China; Energy; India; Russia; WEEKLY COLUMNS; Charles Kenny; James Traub; Legal War on Terror; Small Wars Journal. FEATURES; Arguments; Photo Essays; The List; Think Agai...
View or comment on Giang Le's post »

Có những dân tộc trong lịch sử chỉ được cởi trói

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Có những dân tộc trong lịch sử chỉ được cởi trói sau khi "lãnh tụ kính yêu" của mình qua đời.
View or comment on Giang Le's post »

Bài này chắc sẽ làm nhiều bác liberarian/...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Bài này chắc sẽ làm nhiều bác liberarian/conservative phản đối, nhưng quả thật hầu hết (tôi không dám khẳng định tất cả như tác giả bài viết) các nước giàu hiện nay đều có tỷ lệ government spending/GDP cao hơn 25%. Tất nhiên tỷ lệ này cao không có nghĩa là một nước sẽ giàu (phản ví dụ điển hình là VN với tỷ lệ này >30%), nhưng sự vắng bóng những nước giàu mà có tỷ lệ này thấp có một hàm ý quan trọng chống lại những người tin rằng laissez-faire là phương án tốt nhất cho nhân loại.

Ở đây cần phân biệt giầu với tăng trưởng nhanh. TQ tăng trưởng rất nhanh nhưng chưa thể gọi là giàu, ngược lại Nhật bị stagnant hơn 2 thập kỷ nay nhưng vẫn được xếp vào giới "đại gia" trên thế giới. Một lập luận phản công của giới liberarian có thể là các nước giàu vì có tỷ lệ government spending/GDP cao nên họ không giầu hơn được nữa, hay nói cách khác là tăng trưởng đã chựng lại hay bị stagnent như Nhật. Tuy nhiên trong phần comment của bài viết trên một commenter chỉ ra rằng Mỹ trong giai đoạn trước 1850 có tốc độ tăng trưởng bình quân 1.4%/năm và có government spending/GDP không vượt quá 20%, nhưng sau đó dù government spending/GDP tăng cao nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 2.1%.

Giả thuyết của tôi là các nước có nhiều government investment vào infrastructure (physical, human, legal) sẽ có tác dụng tích cực vào long-run growth (tất nhiên với điều kiện đầu tư không bị thất thoát như ở VN). Redistribution, nếu làm một cách hợp lý (không như cải cách ruộng đất hay đánh tư sản), cũng có tác dụng tốt cho long-run growth vì làm giảm inequality, gián tiếp tăng human capital và đảm bảo social stability.
Is Big Government Inevitable? Desirable? Necessary? | Angry Bear - Financial and Economic Commentary
Economic and financial commentary on news, politics, and economics
View or comment on Giang Le's post »