Sunday, December 25, 2011

Có quá nhiều điểm phải bàn trong bài báo ...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Có quá nhiều điểm phải bàn trong bài báo Tuổi trẻ link bên dưới:

- Một buổi tọa đàm của báo (Nhân Dân) tổ chức mà có bộ trưởng Vương Đình Huệ, thống đốc Nguyễn Văn Bình, phó chủ nhiệm VPCP Phạm Viết Muôn tham dự. Thực sự đây là một buổi tọa đàm của một tờ báo hay là một dạng press conference công bố chính sách?

- Bộ Tài chính sẽ lập Tổng cục quản lý và giám sát vốn nhà nước, vậy vai trò của SCIC ở đâu? Ông Huệ có vẻ muốn phát huy thế mạnh "thanh tra" của mình?

- Ông Huệ muốn có 1-2 tập đoàn đẳng cấp Đông Á, ông Bình muốn có 1-2 ngân hàng tầm khu vực (với tổng tài sản cỡ 50 tỷ USD). Trong suốt 20 năm đổi mới vừa qua, VN chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ có những đại công ty như các keiretsu của Nhật hay chaebol của Hàn quốc. Nhưng có lẽ thay vì những ước mơ to tác như vậy hãy mơ những giấc mơ thiết thực hơn như giảm kẹt xe, lạm phát thấp, tỷ lệ người nghèo thấp.... cho dân được nhờ.

- Ông Muôn, ông Huệ đều đánh tiếng nhờ báo chi gây sức ép để các DNNN chịu tái cơ cấu. Vậy là dù chính phủ có muốn chưa chắc các DNNN đã thèm nghe.

- Ông Huệ nói cần phải có 55-65 nghìn tỷ để cho các DNNN "uống thuốc bổ để khỏe lên" trước khi tái cơ cấu. Tại sao không để những DNNN đã quá ốm yếu phá sản/giải thể? Cần phải đặt phương án phá sản/giải thể vào chương trình tái cấu trúc.

- Ông Vũ Đình Ánh nói đúng, không nên dùng DNNN làm công cụ điều tiết của nhà nước. Cứ nhìn gương xăng dầu và điện lực thì thấy khả năng điều tiết thông qua các DNNN vô cùng kém. Càng tạo điều kiện cho họ độc quyền và phình to ra, càng dễ có khả năng họ chỉ chạy theo lợi ích cục bộ của riêng mình mà không quan tâm đến cả nhân dân lẫn nhà nước.

- Ông Bình muốn có 12-15 ngân hàng nắm 80% thị phần. Thực ra bây giờ 4 ngân hàng quốc doanh hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần đa số đã đạt gần con số đó rồi, cần gì phải tái cấu trúc nữa. Tỷ lệ thị phần đáng ra không phải là số tối thiểu như ông Bình nói mà phải là số tối đa, vd, 4 ngân hàng lớn nhất có thị phần không quá 50%.
View or comment on Giang Le's post »

7 comments:

  1. Bác nào giỏi tiếng Anh dịch giúp dùm em gái mình câu này với: A loan is nonperforming when payments of interest and principal are past due by 90 days or more, or at least 90 days of interest payments have been capitalized, refinanced or delayed by agreement, or payments are less than 90 days overdue, but there are other good reasons to doubt that payments will be made in full”.

    Cảm ơn các bác trước.

    ReplyDelete
  2. @Duy Linh: Ý câu đó thế này em văn hay chữ tốt viết lại tiếng Việt cho trôi chảy nhé:

    Định nghĩa nợ xấu (non-performing loan):
    - Người vay chậm trả bất kỳ khoản lãi (interest) hay vốn (principal) bằng hoặc quá 90 ngày.
    - Tối thiểu phần lãi suất của 90 ngày không được trả (theo hợp đồng vay) mà gộp lại vào vốn gốc (capitalized), chuyển thành một khoản vay khác (refinanced), hay được hoãn.
    - Các khoản phải trả (lãi hoặc gốc) bị chậm chưa đến 90 ngày nhưng chủ nợ có cơ sở rõ ràng để nghi ngờ (good reasons to doubt) con nợ sẽ không hoàng trả đầy đủ.

    ReplyDelete
  3. Vấn đề duy ý chí của các thành viên lãnh đạo chính phủ VN thì khỏi bàn đi, lúc nào cũng quyết tâm chính trị như thế thì 4-5 cái Vinashin nữa cũng là chuyện thường. 1-2 tập đoàn đẳng cấp ĐNA để làm gì khi mà ROE cực thấp hay thậm chí là số âm, điển hình là EVN hiện nay. Năng suất lao động (productivity ) là thước đo sự phát triển thịnh vượng của một nền kinh tế thì lại không được quan tâm chú ý gì hết. Không hiểu nổi bệnh hình thức ở VN như tập đoàn lớn nhất khu vực, ngân hàng lớn nhất khu vực, vân vân; mặc dù lạm phát cao nhất khu vực thì không nói đến, quản lý yếu kém nhất thì không đề cập, tham nhũng nhất cũng chưa bao giờ được xử lý.

    ReplyDelete
  4. Cảm ơn anh Giang rất nhiều.

    ReplyDelete
  5. blog của chú thật có ích cho sinh viên kinh tế chúng cháu.

    ReplyDelete
  6. Cháu học kinh tế quốc dân, thật sự thấy chất lượng đào tạo như trường kinh tế top đầu mà thế này thì chất lượng nhân lực sao đáp ứng được đòi hỏi của xã hội chứ kể gì đến đại doanh nghiệp quy mô lớn. Chốt lại thì vẫn phải thay máu toàn cục bộ máy lãnh đạo, thậm chí phải thay đổi thể chế nếu cần, xong việc đó mới nói tiếp chứ cứ đề án này, ý kiến kia mà không quản lý được thì sao đạt được mục tiêu, nói cho vui miệng lãnh đạo, vui tai dân đen.

    ReplyDelete
  7. tôi thấy nhà nước mình đặt ra nhiều chỉ tiêu mà thực hiện thì thì đạt kết quả không ra sao cả, nếu những nước khác nếu không hoàn thành đc mục tiêu thì bị kỷ luật hoặc từ chức còn nước mình thì chả ai bị sao cả, ngay như vụ vinasin mà mấy ông trên bộ có bị gì đâu. thế thì động lưc tái cấu trúc chẳng qua nói cho có chuyện để được lòng dân thôi

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.