Wednesday, December 7, 2011

Chỉ có trẻ con mới tin lời ông Tuấn: *"Đây...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Chỉ có trẻ con mới tin lời ông Tuấn:

"Đây là hợp nhất tự nguyện do chính ba ngân hàng đề nghị, chứ không phải là sáp nhập bắt buộc như các tin đồn trước đó."

Từ trước tới giờ tôi vẫn phản đối chủ trương giảm số lượng ngân hàng thương mại và bắt các ngân hàng phình to ra (tăng vốn điều lệ). Tuy nhiên khi NHNN đã kiên quyết theo đuổi chính sách này thì nên làm nhanh và mạnh tay để giải tỏa uncertainty trong hệ thống. Bởi vậy tôi hoan nghênh vụ ép sáp nhập vừa rồi, kể cả nếu nhà nước có phải bỏ tiền recapitalize cho họ.

Điều tôi không tán thành là NHNN cứ chối quanh việc mình ép 3 ngân hàng kia sáp nhập. Tôi nghĩ đây là một chiến thuật sai lầm, đúng ra NHNN nên tuyên bố thẳng thừng 3 ngân hàng kia không đảm bảo mức độ an toàn liquidity và CAR nên NHNN sẽ đứng ra tái cấu trúc lại bằng cách yêu cầu họ phải sáp nhập. Nguyên tắc căn bản của quá trình tài cấu trúc là phần lớn nợ xấu phải được write off hoặc chuyển sang một SIV (giống như vụ Bear Stearns). Tất nhiên shareholders hiện tại sẽ bị mất vốn, thậm chí sẽ trắng tay và không còn cổ phần trong ngân hàng mới.

Để đảm bảo cho ngân hàng mới có đủ vốn hoạt động theo luật định, NHNN sẽ phải rót vốn (recapitalize) vào và trở thành một cổ đông mới. Nếu cơ sở pháp lý không cho phép NHNN trở thành cổ đông thì có thể thông qua một trung gian như BIDV hoặc một quĩ đầu tư nào đó. NHNN sẽ cam kết là sau khi lộ trình tái cấu trúc kết thúc toàn bộ số cổ phần của nhà nước sẽ được bán lại cho tư nhân, có thể qua IPO (như trường hợp General Motors năm 2009) hoặc private placement cho những nhà đầu tư lớn. Đây là phương pháp Thụy Điển đã làm trong những năm 1990 để tái cấu trúc (rất thành công) hệ thống ngân hàng của họ.

NHNN có thể cam kết sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng mới này, hoặc thông qua BIDV hay các ngân hàng khác hoặc trực tiếp từ discount window của mình. Thực ra sau khi recapitalize thì vấn đề thanh khoản của ngân hàng mới này sẽ không còn quá khó khăn nữa và họ cũng có balance sheet tốt hơn nên sẽ dễ dàng đi vay liên ngân hàng hơn. Một biện pháp khác khá cứng rắn mà NHNN có thể làm, vừa để tránh khó khăn thanh khoản cho ngân hàng mới này ngay sau khi nó được công bố vừa để cảnh cáo những người gửi tiền tham lãi suất cao (chống moral hazard), là freeze toàn bộ withdrawal từ các tài khoản hiện hữu trong vài ngày hoặc vài tuần cho đến khi quá trình thương thuyết recapitalize hoàn tất.

Tóm lại tôi muốn thấy NHNN mạnh tay hơn trong vụ này, vừa để tăng credibility vừa để đồng tiền mà mình bỏ ra (taxpayers' money) để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng có tác dụng mạnh nhất. Tiếc là NHNN có vẻ vừa làm vừa run, lo những việc đâu đâu như ... "ném chuột vỡ bình".
VnEconomy - Ba ngân hàng hợp nhất, người trong cuộc nói gì? - Tài chính
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, BIDV và các thành viên SCB, Ficombank và TinNghiaBank nói về sự kiện hợp nhất
View or comment on Giang Le's post »

9 comments:

  1. Ý anh Giang nói là đúng, nhưng em nghĩ NHNN cũng không thể làm khác được, khi họ đang làm 1 chuyện chưa có tiền lệ ở VN, và không dự đoán nổi phản ứng của depositors khi bung ttin này ra, do đó cẩn trọng có lẽ cũng không thừa! Việc freeze withdrawal như anh đề nghị là không tưởng ở VN, không ai dám làm vậy đâu anh!
    Việc tuyên bố thẳng thừng 3 NH kia bị liquidity và CAR thì NHNN đã làm rồi đấy chứ ạ, anh đọc trên vnexpress đã thấy ghi rõ (chỉ 1 câu!) là 3 ông này huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn nhiều quá nên bị liquidity --> có lẽ đây là lần đầu tiên NHNN ta dám công khai như vậy, vạch mặt chỉ tên cụ thể, như thế, theo em, cũng là 1 bước tiến lớn, he he!
    Nói chung, vì là làm lần đầu, nên em nghĩ cũng khó có thể đòi hỏi gì hơn được, vì cái nước mình nó thế... Đây là suy nghĩ của em, một người vừa là depositor, vừa là staff, vừa là ...tiny shareholder của 1 trong ba NH nói trên!

    ReplyDelete
  2. Nếu nắm nội bộ 3 NH này rõ ràng thì sáp nhập là đúng. Còn cách thức giải quyết như thế nào thì đó là vấn đề chính trị nhiều hơn chuyên môn.

    ReplyDelete
  3. All agreed with BS Hải :)

    ReplyDelete
  4. Cũng có thể là các bác NHNN hiểu văn hóa VN hơn chúng ta chăng? Ngày trước em cũng nghĩ nói thẳng ra như bác giangle là đúng, nhưng mà mấy năm qua, khủng hoảng nhiều, thấy 87 triệu dân VN thì may ra có 1 triệu người hiểu được những gì bác giangle viết. Đấy là em lạc quan nhé, còn có khi sự thật chỉ là khoảng vài chục đến vài trăm ngàn người thôi.

    Chả nói bà con nông dân quanh năm cày cáy, người công nhân quanh năm gục mặt vào máy móc thiết bị... ngay cả dạng cổ cồn trắng làm việc trong ngân hàng thì đến 80-90% là người làm công ăn lương chả biết tí gì về vĩ mô, nghe các bác ở trên nói gì là tin 100% như thế. Mà nói thật là có cố giải thích cho họ thì với dăm ba chục dòng trên báo, nói 10-15 phút trên tivi em e là số người hiểu được ít lắm. Chẳng thà cứ chơi bài như thế này.

    Không tin thì bác giangle cứ hỏi thử bạn bè người quen mà KHÔNG ĐỌC BLOG NÀY xem họ tin lời NHNN bao nhiêu % ? Em cá là tin 100% luôn.

    Và em tin nhiều bác đọc blog này nếu không có kiến thức nền tốt, đọc chỉ kiểu cưỡi ngựa xem hoa (như em) thì đến 99% là chả hiểu BIDV đóng vai trò j trong vụ này.

    ReplyDelete
  5. Tớ định không nói rõ vấn đề ra, nhưng có lẽ chỉ có Nghiatq là nắm rõ vấn đề. Nhưng chuyện không thể nói hũych tọet ra. Chỉ có ai ở trong nước có doanh nghiệp cỡ lớn làm ăn với NH mới hiểu hết vấn đề chứ câu chuyện khôing đơn giản thuần chuyên môn. Chỉ biết 1 điều chắc chắn là vì nó mà đảng phải hy sinh dân nghèo bằng lạm phát để cứu chúng.

    Ngòai 3 cái này ra còn nhiều cái khác cũng cùng 1 bệnh. Chờ sẽ có nhiều tập phim hay ho ở phía trước, không chỉ năm nay mà còn năm tới nữa kìa.

    Cheer,

    ReplyDelete
  6. đúng như Giangle nhận xét, bị ép sáp nhập chứ không tự nguyện như NHNN rêu rao. nguyên nhân thì thấy rõ rồi, sau tuyên bố sáp nhập người gửi tiền vẫn đi rút ra, còn TIVI tối qua thì rêu rao sau khi tin sáp nhập rất nhiều người mang tiền đến gửi!
    Thống Đốc NHNN Lê Đức Thúy từng Cứu ACB bàn thua trông thấy khi lượng người đến rút tiền khi "tin đồn" lan nhanh. còn trong thời điểm này người có tiền gửi Ngân Hàng không còn nhiều nữa nên Chính Phủ cũng bớt lo. BIVD nói "chưa có kế hoạch" góp vốn sau khi sáp nhập chứ không phải là không góp vốn.
    Đồng Chí Đại Biểu Quốc Hội nói hết rồi. bỏ 1.000 Tỷ mở Ngân Hàng huy động 10.000 Tỷ rồi rút êm vốn đã góp, sau đó lấy tiền Dầu tư bất động sản, bây giờ bất động sản đóng băng lấy tiền đâu trả cho khách gửi tiết kiệm?

    ReplyDelete
  7. 1/NHNN có tuyên bố ba NH này bị liquidity problem đấy chứ ạ, anh Giang đọc vnexpress lại đi, còn tuyên bố đó đã “thẳng thừng” chưa thì em chịu. Theo em nhớ thì đây là lần đầu NHNN dám công khai như thế, lần đầu nha anh! Phản ứng của thị trường 1 như thế nào trước “lần đầu sáp nhập/hợp nhất” này là không ai đoán nổi, nên NHNN có cẩn thận chút, có “vừa làm vừa run” như anh nói cũng là dễ hiểu!
    2/Biện pháp mà anh Giang nói tới – freeze withdrawal…- vài ngày hay vài tuần, để cảnh cáo bọn depositor hám lãi suất cao, theo em, là bất khả thi ở VN. Không ai dám làm chuyện đó đâu ạ, dù chỉ freeze…1 tiếng đồng hồ! Depositor hám LS cao có gì là sai và xấu, khi NHNN đã tuyên bố sẽ không để nhà băng nào mất thanh khoản?

    ReplyDelete
  8. @BS Hồ Hải: Bác viện chính trị ra thì em chịu rồi. Nhưng hà cớ gì mà NHNN phải run như vậy nếu đã dám hi sinh dân nghèo để cứu các ngân hàng?

    @Runi2410: Tôi không tin đa số dân chúng tin những gì các cơ quan quyền lực VN nói, họ có thể không hiểu bản chất vấn đề nhưng tin thì không. Nhưng ở đây không phải dân chúng tin gì mà cách giải quyết thế nào có hiệu quả nhất, message của NHNN trong vụ này không phải cho đa số (nông) dân mà là các chủ nhà bank khác: "Be prudent, otherwise..."

    @thuoc: Đồng chí đại biểu QH bác nói đến là bí thư Đà nẵng Nguyễn Bá Thành. Bác Thành nói đúng nhưng chưa đủ, vấn đề là ai đã bán hàng chục km bãi biển để các nhà đầu tư chạy tiền xây resorts.

    @Nguyen Duong Hieu: He he, NHNN nói 3 ngân hàng đó bị liquidity problem tạm thời và bây giờ đã "qua khỏi khó khăn" :-). Bên trên anh viết "không đảm bảo mức độ an toàn liquidity và CAR" có nghĩa là họ đã insolvent. Hầu hết các nước, VN cũng vậy, central bank là cơ quan cấp charter cho các ngân hàng thương mại và quản lý những ràng buộc luật định (liquidity, CAR...). Cho nên central bank có quyền tước bank charter nếu họ có bằng chứng một ngân hàng nào đó insolvent.

    Anh không rõ lý do "vừa làm vừa run" của NHNN trong vụ này, nhưng anh thiên về phương án "chính trị" của BS Hồ Hải. Biết đâu 3 ngân hàng này có thế lực nào đó chống lưng.

    Anh không nói depositor tham lãi suất cao là sai nhưng anh muốn giảm bớt moral hazard. Cần phải cảnh tỉnh cho depositors biết đằng sau lãi suất cao là rủi ro và họ có thể sẽ bị mất tiền nếu cứ tham chạy theo lãi suất như vừa qua. Thực ra phương án freeze withdrawal rất hiệu quả nếu thông tin không bị leak ra trước. Ngày xưa thì anh không tin khả năng bảo mật thông tin của các cơ quan chính phủ, nhưng gần đây có vẻ họ đã improve lên rất nhiều (vd bất ngờ tăng/giảm giá xăng, phá giá VND...). Ngay cả vụ sáp nhập này cũng được giữ bí mật đến phút chót, dù thiên hạ có đồn đại, đoán già đoán non trước đó nhưng official plan không bị leak. Another plus for Mr. Binh :-)

    ReplyDelete
  9. Dạo này về nhà là không vào được, ở cơ quan thì vào được nhưng cuối năm, đủ thứ linh tinh, thành ra không làm gì được. Em sẽ ghi lại, sau này có thời gian up lên hầu các bác.

    Em chỉ nghĩ là chuyện đâu còn có đó, vì tiền là giấy mà, chỉ có điều giấy ấy chỉ được NHNN ném ra thôi, và ném như thế nào thì chỉ có NHNN hiểu.

    Nhưng xem ra, bác HHải nên nói nhiều hơn về chính kiến của bác.

    Bác chỉ cho em thấy đường, em cầm đèn chạy hết hơi không nhỉ cho bác xem.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.