Monday, December 19, 2011

Tín dụng đối với ngân hàng tương đương như...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Tín dụng đối với ngân hàng tương đương như "sale" với các công ty khác. Mức sale tăng 12-13%/năm không hề nhỏ, chính mức tăng quá mạnh như những năm trước mới là đáng ngại (i.e. gây ra lạm phát). Hầu hết các nước phát triển có tăng trưởng tín dụng trung bình trong 10 năm qua <10%. Một vài nước đang phát triển (Bangladesh, Indonesia) có tốc độ xấp xỉ 20%, còn xa mới đến mức 30% của VN, chỉ có Cambodia là có tốc độ tăng tín dụng tương đương VN (do các ngân hàng VN tràn sang?). Các nước khác trong khu vực (Thailand, Philippines, Malaysia) đều tăng trưởng trung bình <10%.

Một điểm nữa, ở đây chẳng có ai "hi sinh" cả, nếu các ngân hàng hi sinh vài trăm tỷ lợi nhuận thì các doanh nghiệp khác và cả người dân đã hi sinh bao nhiêu? Thống đốc Bình không cần phải an ủi họ như vậy, cứ nói thẳng ra rằng mức tăng trưởng tín dụng 30% chỉ còn trong quá khứ. Các ngân hàng nên làm quen với mức 10-15% là vừa, đừng để họ hi vọng năm nay hi sinh thì sang năm NHNN sẽ nới lỏng trở lại.
VnEconomy - Thống đốc Nguyễn Văn Bình: "Ngân hàng phải thắt lưng buộc bụng" - Tài chính
"Các tổ chức tín dụng về dự hội nghị tổng kết năm nay hẳn không vui lắm vì lợi nhuận không bằng mọi năm"
View or comment on Giang Le's post »

5 comments:

  1. thầy ơi cho em hỏi 1 ít tài liệu về môn bảo hiểm được ko ạ

    ReplyDelete
  2. @minhtran: rất tiếc tôi không biết gì về bảo hiểm.

    ReplyDelete
  3. E không nghĩ như vậy. Thực tế cả Việt Nam và Trung Quốc tuy kiên quyết chống lạm phát nhưng cả 2 đều hiểu rõ mục tiêu chính của mình là tăng trưởng.

    Lấy TQ là ví dụ. Với 1,3 tỷ dân và GDP đầu người là 5000 USD/ năm, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế trung quốc sụt giảm mạnh khả năng nước này sẽ lâm vào tình trạng bất ổn xã hội chính trị rất cao.

    Việt Nam cũng vậy, GDP/đầu người mới chỉ đạt 1.200 USD/năm, nhưng nếu xét ra khoảng cách giàu nghèo là rất lớn. Nếu tăng trưởng kinh tế giảm xuống 3-4% khả năng sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về chính trị và xã hội.

    Mà muốn tăng trưởng thì phải đầu tư. Tỷ lệ vay vốn của doanh nghiệp VN hiện nay là 1/20 lần http://cafef.vn/201112287524226CA34/tai-cau-truc-ngan-hang-thay-doi-tu-duy-cho-vay.chn. Bây giờ tăng trưởng tín dụng chậm lại có thể sẽ dẫn đến đổ vỡ.

    Vì vậy, khi lạm phát của NHNN về một con số và duy trì trong 1 năm tiếp theo nữa. Chính phủ có thể sẽ tiếp tục chính sách tăng trưởng tiền tệ mạnh. Hiện tại người đứng đầu chính phủ là Nguyển tấn Dũng - đây là người lãnh đạo chỉ chú trọng tăng trưởng.

    ReplyDelete
  4. @chinh: nước nào cũng muốn có tăng trưởng cả, không cứ gì VN với TQ. Có điều tăng trưởng mà dựa mãi vào đầu tư thì không sustainable vì hiệu quả đầu tư giảm dần. Chưa kể khi đầu tư phải dựa chủ yếu vào vốn vay, nghĩa là khả năng tự tích lũy vốn yếu, sẽ dẫn đến lạm phát.

    ReplyDelete
  5. e đồng ý với anh về vấn đề này. Nhưng trong ngắn hạn VN và TQ vẫn sử dụng chiến lược mà e đề cập đó là bơm tín dụng. Việt Nam có thể sử dụng mạnh hơn vì cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Nguyên nhân ICOR cao ngoài việc thất thoát, quản lý kém, còn là hệ quả của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng mạnh. Những dự án này thường có tỷ suất sinh lợi thấp.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.