Monday, December 12, 2011

Một bài giải thích rất chi tiết các khái ...

Giang Le shared a post with you on Google+. Google+ makes sharing on the web more like sharing in real life. Learn more.
Join Google+
Một bài giải thích rất chi tiết các khái niệm vốn rất lằng nhằng trong luật VN. Có điều bác Nguyễn Ngọc Bích là luật gia nên hơi thiên về cách nhìn của giới luật mà bỏ qua cách nhìn của giới kế toán. Trên khía cạnh accounting, khái niệm vốn có ý nghĩa duy nhất là owners' equity, bao gồm chủ yếu là paid-up capital và retained earning. Paid-up capital thì giống như bác Bích giải thích, nhưng retained earning cực kỳ phức tạp. Khái niệm earning trong một hệ thống accrual accounting khác xa tiền mặt (hay earning trong cash accounting). Bởi vậy khi công ty phá sản thì quan trọng nhất là tangible assets của công ty đó lớn hơn total liabilities bao nhiêu chứ không phải các thể loại "vốn" mà luật pháp hay accounting rules qui định.

Riêng đoạn này, tôi không dám chắc vì tôi không phải luật sư nhưng tôi nghĩ bác Bích viết không chính xác:

"Do vậy, luật của Anh và Mỹ có khái niệm "authorized capital" (vốn được phép phát hành). Vào lúc công ty bị phá sản, cổ đông nào chưa góp đủ tiền như đã cam kết sẽ bị tòa buộc góp cho đủ. Họ bị ràng buộc bởi sự công bố của mình."

Theo tôi biết "authorized capital" không phải do luật định mà do hội đồng quản trị quyết định (có thể phải đăng ký với authority, ở Mỹ là SEC). Board khi authorize tăng vốn có thể bằng nhiều hình thức khác nhau: các cổ đông hiện hữu đóng thêm tiền, phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài, chuyển đổi các loại convertible bonds/warrants thành equity, takeover một công ty nào đó... Trong nhiều trường hợp số vốn huy động được không đạt số authorized ban đầu và không ai có liabilities với các chủ nợ trong trường hợp công ty phá sản. Chỉ duy nhất phương án huy động thêm vốn từ các cổ đông hiện hữu và ai đó cam kết nhưng chưa paid up thì người đó sẽ có liability. Nhưng liability này được ghi thành một khoản asset của công ty, nghĩa là cổ đông chưa paid up trở thành một con nợ của công ty (nợ phần đã cam kết nhưng chưa đóng). Khi công ty phá sản, tòa án sẽ thanh lý khoản asset này, yêu cầu cổ đông đó phải nộp số tiền còn thiếu vào tài khoản của công ty để trả cho chủ nợ.

Dẫu sao đây là một bài báo hay, highly recommended!
.
Lại nói về vốn điều lệ - Lai noi ve von dieu le - Saigon Times Online - Thời báo Kinh tế Sài gòn - Thoi bao Kinh te Sai gon
(TBKTSG) - Trong bài Đừng tin "vốn điều lệ"! , tác giả Huy Nam sau khi đặt các câu hỏi về vốn ấy thì đã trả lời rằng là "… có thể nói đó chưa là gì, ít ra về mặt tài chính doanh nghiệp… có thể là dư â...
View or comment on Giang Le's post »


2 comments:

  1. Trường hợp authorized capital mà khi bị phá sản cổ đông chưa góp đủ tiền thì có thể liệt vào loại unpaid capital ( có thể partly-paid ). Các công ty chuyên về khai thác khoáng sản của Úc có rất nhiều loại này mà chú Giang ? Unpaid capital khác với uncalled capital

    ReplyDelete
  2. @Người Sài Gòn: Good point! Đúng là khác nhau thật, ở đây tôi muốn nhấn mạnh vào điểu authorized capital không nhất thiết được realized, nghĩa là những phần chưa/không huy động đủ không nhất thiết phải là unpaid mà có thể là uncalled. Corporate law của Úc ngày xưa có qui định chartered capital (chắc giống vốn điều lệ của VN0 nhưng đã bỏ hơn chục năm nay rồi. Theo tôi biết bây giờ không còn một khái niệm vốn theo luật định nào nữa.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.