Monday, May 25, 2009

CB independence


Cách đây không lâu tôi có đọc một bài báo về kết quả survey về mức độ tin cậy của người dân Úc với các ngành nghề trong xã hội. Theo đó bác sĩ, y tá, giáo viên phổ thông, tu sĩ được coi là những người đáng tin cậy. Ngược lại luật sư, chính trị gia, và car salesman bị cho là những người không đáng tin. Có lẽ chính thái độ ngờ vực của người dân với các chính trị gia là một trong các nguyên nhân nhiều nước cố tình tách trung tâm chính trị ra khỏi trung tâm kinh tế, điển hình là Mỹ, Úc.

Trong số các cơ quan quyền lực nhà nước, các ngân hàng trung ương có lẽ là cơ quan có liên hệ chặt chẽ nhất và có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến các hoạt động kinh tế. Bởi vậy hơn 20 năm lại đây vấn đề central bank independence, nghĩa là tách hoạt động của các CB ra khỏi ảnh hưởng của chính phủ và các chính trị gia đã trở thành một mục tiêu của nhiều các nước. Ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại xảy ra, vấn đề CB independence vẫn được đa số các nhà kinh tế ủng hộ.

Trong một bài phỏng vấn với WSJ, Richard Fisher, chủ tịch Fed Dallas, cho rằng Federal Reserve System của Mỹ còn đi xa hơn nữa khi cố tình chia hệ thống Fed thành 12 regional reserve banks. Nghĩa là tìm cách tăng independece cho Fed bằng cách phân tán quyền lực ra các chi nhánh nhỏ chứ không tập trung tại một chỗ để các chính trị gia có thể dễ bề thao túng. Trong hệ thống Fed, FOMC, cơ quan quyết định cách chính sách tiền tệ của Mỹ, luôn có 5 trong tổng số 12 thành viên là chủ tịch của các chi nhánh Fed và 4 trong số 5 regional Fed presidents này được xoay vòng cho tất cả các regional Fed (NY Fed là thành viên cố định của FOMC). Trong thời gian đợi đến lượt là thành viên chính thức để được bỏ phiếu cho các quyết định về chính sách tiền tệ, 7 regional presidents còn lại vẫn tham gia và thảo luận trong các buổi họp của FOMC.

Trong hệ thống ngân hàng trung ương Úc (Reserve Bank of Australia - RBA), chính sách tiền tệ được quyến định bởi Reserve Bank Board bao gồm 9 thành viên. Trong số này 2 người là của RBA (chủ tịch và phó chủ tịch), một người là thứ trưởng Bộ Tài chính (Secretary to the Treasury - mà anh Ngô Huy Đức (HCMA) dịch là "bộ trưởng chuyên môn" của Bộ Tài chính, theo tôi chính xác hơn). Còn lại 7 người nhất thiết phải ngoài chính phủ và không được liên quan đến các ngân hàng thương mại (trong HĐQT hay là nhân viên). Thường trong 7 người này có ít nhất một người là giáo sư kinh tế trong một trường đại học hàng đầu và 6 người còn lại là directors của các doanh nghiệp lớn. Như vậy chính sách tiền tệ của Úc có ảnh hưởng rất nhiều từ nền kinh tế thực.

Trong trường hợp FOMC, mặc dù không có thành viên nào trực tiếp từ giới doanh nhân và giáo sư đại học, 7 thành viên thường trực của FOMC (là 7 thành viên của Federal Reserve Board) thường xuất thân từ giới doanh nhân (Greenspan, Warsh) và giáo sư kinh tế (Bernanke, Miskin). Bản thân Richard Fisher cũng cho biết ông thường xuyên liên hệ với khoảng 50 CEO hàng đầu của Mỹ và thế giới trước mỗi cuộc họp của FOMC để có thông tin về tình hình kinh tế thực. Như vậy cũng có thể nói các chính sách tiền tệ của Mỹ có rất nhiều đầu vào từ giới doanh nhân cũng như giới học thuật.

Ở VN trong NHNN có Vụ Chính sách tiền tệ, chắc chắn là nơi tham mưu cho thống đốc đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ. Rất có thể vụ này và cả bản thân thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng tham khảo thông tin và ý kiến của giới doanh nhân và học thuật trước khi đưa ra những quyết định về tiền tệ. NHNN còn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia IMF, WB, ADB có trụ sở ở VN và các đồng nghiệp ở các ngân hàng trung ương khác. Tuy nhiên tôi vẫn rất mong luật NH sẽ được sửa đổi để NHNN thành lập một hội đồng quyết định các chính sách tiền tệ giống như của Úc. Nghĩa là nhất khoát hội đồng này phải bao gồm cách thành viên bên ngoài chính phủ và có sự tham gia của giới doanh nhân và học thuật trong nước. Tôi cũng mong chi nhánh NHNN tại TPHCM có tiếng nói quan trọng trong hội đồng này, có thể là một ghế thường trực như trường hợp Fed NY.

Sự độc lập của ngân hàng trung ương, hay chính xác hơn độc lập trong việc ra quyết định về chính sách tiền tệ cần được thể chế hóa. Đây là một việc cần làm cho sự bền vững và tăng trưởng lâu dài của nền kinh tế.

Update (01/06): Đọc bài này của David Altig mới biết CB independence bắt nguồn từ một Accord giữa US Treasury và Fed năm 1951, chấm dứt cam kết của Fed giữ lãi suất thấp để US Treasury finance cho WW II.

Update (07/06): Felix Salmon cho rằng independence của Fed còn tùy thuộc vào cá nhân của người đứng đầu Fed và các thành viên của FOMC.

Update (17/06): MPC của BOE có 4 thành viên bên ngoài (external members) và cũng thường có 1 người từ giới academic. Điều đáng nói là thành viên từ giới academic này không nhất thiết phải là người Anh. Adam Posen, một nhà kinh tế Mỹ vừa được chỉ định vào MPC. Trước đây, Adrian Pagan, giáo sư ANU (Úc), cũng đã từng là thành viên MPC.


7 comments:

  1. Tuy vẫn biết the Fed độc lập với government, nhưng hầu hết các chính sách quan trọng như kích cầu, bail-out thì cả the Fed với the government đều PHẢI hợp tác với nhau thì mới hiệu quả. (Đơn cử là model IS-LM curve). Nếu CB và chính phủ quá độc lập giống như anh Nhật thì chắc Mỹ đã bước vào vết xe lịch sử của Nhật trong vụ "lost of decade" và vẫn còn điêu đứng, bế tắc cho tới bây giờ...

    ReplyDelete
  2. @Evil Economy: hợp tác khác với phụ thuộc (dependence). Trong RBA board của Úc có đại diện của Treasury, có lẽ cũng vì vấn đề hợp tác này. Quan điểm của tôi là ủng hộ CB independence, nhất là cho NHNN VN.

    ReplyDelete
  3. Fed độc lập với government chỉ là tương đối. Chủ tịch Fed do tổng thống bổ nhiệm theo nhiệm kỳ (tất nhiên có thông qua thượng viện). Do vậy Fed độc lập tới đâu phụ thuộc phần lớn vào tổng thống (và một phần Quốc hội) và bản lĩnh của những người phụ trách. Trường hợp của Greenspan, trong hồi ký của mình ông ấy bảo hơn 18 năm làm chủ tịch Fed, "hình như" chưa có lần nào tổng thống gọi để "cho ý kiến". Nhưng việc không "cho ý kiến" đó không lấy gì làm chắc trong tương lai, vì vậy Greenspan cho rằng việc dự báo nền kinh tế Mỹ đến năm 2030 sẽ như thế nào còn phụ thuộc vào Fed có độc lập hay không.

    Ở Việt Nam, với thể chế hiện nay, mong muốn independence cho NHNHVN là ảo tưởng. Ngay cả một tổ chức phi chính phủ cũng khó có thể independence,huống hồ là NHNN.

    ReplyDelete
  4. Anh Vân, tất nhiên không bao giờ có independence tuyệt đối. Nhưng quan trọng là Fed và nhiều CB khác có legal framework để có thể đảm bảo tính independence ở một mức độ nhất định nếu muốn.

    Trong khi đó NHNN VN hiện đang nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của chính phủ, cả về lý thuyết lẫn thực tế. Cho nên em mong muốn nhìn thấy một bước chuyển biến về mặt luật ngân hàng theo hướng more independence.

    Rất có thể điều này là ảo tưởng, giống như bản kiến nghị về bauxite gần đây do GS Huệ Chi khởi xướng. Nhưng dù biết là ảo tưởng, nhiều người vẫn ký và vẫn muốn nói ra suy nghĩ của mình. Trong trường hợp này em tạm bỏ qua những qui tắc pragmatism của mình.

    ReplyDelete
  5. Tôi tán thành việc anh Giang "bỏ qua" những quy tắc pragmatism trong những trường hợp như thế này. Phải có ai đó nói ra những điều đúng.

    ReplyDelete
  6. Anh Giang nói về sterilize, mới nhớ chi tiết giữa tháng 7.2007, có tin NHNN mua vào khoảng nửa tỉ USD. Lúc đó, ông Giá đã có bài cảnh báo, nhưng không ai chú ý cả.

    ReplyDelete
  7. @tieuly: Bạn còn link bài của ông Giá không cho tôi xin với.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.