Tuesday, May 26, 2009

Price discrimination


Những ai đã học microeconomics hẳn còn nhớ đến khái niệm consumer's surplus, nghĩa là phần diện tích tam giác trên equilibrium price và dưới demand curve. Sở dĩ một số người tiêu dùng có được phần surplus này vì willingness-to-pay (WTP) của họ khác nhau và seller không thể phân biệt được ai có WTP cao để bán với giá cao hơn. Nói chung là như vậy nhưng trên thực tế (các textbook cũng có đề cập) một số sellers đã tìm ra cách phân biệt các nhóm buyers có WTP khác nhau để bán sản phẩm với giá khác nhau nhằm "hốt" nốt phần surplus mà consumers đáng ra được hưởng.

Ví dụ điển hình nhất là các hãng hàng không bán vé máy bay với mức giá rất chênh lệch nhau phụ thuộc vào thời điểm bay (season, holidays, weekend, peak hours), phụ thuộc vào thời gian mua vé (trước khi bay bao lâu), và phụ thuộc vào đối tượng khách hàng (students, pensioners, businessman). Vietnam Airlines cũng đã bắt chước hình thức price discrimination này cho các chuyến bay quốc tế cả chục năm nay và đang đưa vào các đường bay nội địa.

Theo Free exchange, một ví dụ gần đây nhất về price discrimination là câu lạc bộ bóng chày San Francisco Giants đã bắt đầu bán vé với mức giá tùy thuộc vào thời điểm mua, đội bóng nào là đối thủ, và thậm chí là dự báo thời tiết trong thời gian trận bóng (thời tiết xấu sẽ có giá rẻ hơn). Có thể Liên đoàn Bóng đá VN cần nghiên cứu cơ chế price discrimination này, vừa giúp tăng revenue vừa có khả năng chống lại nạn vé chợ đen.

Quay lại chủ đề price discrimination, theo bạn đây là một hiện tượng tốt hay xấu? Nhớ lại cách đây vài năm báo chí và rất nhiều người VN và khách du lịch nước ngoài than phiền về nạn price discrimination ở các địa điểm du lịch trong nước. Thậm chí nhiều dịch vụ của nhà nước (cước điện thoại, giá điện nước, giá vé máy bay trong nước) cũng phân biệt giá cho người Việt và giá cho người nước ngoài, hẳn nhiên đối tượng sau phải trả cao hơn. Nhiều người lên án hình thức price discrimination này là không công bằng, phân biệt đối xử, thậm chí tham lam, tận thu khách du lịch nước ngoài, làm xấu hình ảnh VN...

Đúng là sellers trong các trường hợp price discrimination tham lam thật, nhưng đấy là bản chất của đại bộ phận sellers trên toàn thế giới. Quay lại ví dụ về vé máy bay, nếu một bạn sinh viên được mua vé giá rẻ hơn, liệu điều này có gây phẫn nộ trong xã hội? Hẳn nhiên là không dù về bản chất seller (trong trường hợp này là hãng hàng không) cũng thực hiện price discrimination và cũng vì động cơ tham lam (muốn lấy hết consumer's surplus). Việc một businessman phải mua vé máy bay cao hơn nhiều một bạn sinh viên sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho hãng hàng không, nhưng suy cho cùng hiện tượng này có thể bao hàm income distribution/wealth transfer từ những khách hàng giàu sang nhóm khách hàng nghèo (lại một dạng income distribution trong private sector).

Vậy nên chăng nhà nước cần khuyến khích price discrimination rồi đánh thuế lên phần lợi nhuận mà sellers thu được để thực hiện income distribution một lần nữa?

Update (03/06): Một ví dụ khác về price discrimination: "Whenever a buyer approaches a fish stand, the economists write, a fish dealer’s expert eye scans “his type” and evaluates his price elasticity. As a rule of thumb, Asian customers mean tougher haggling and lower prices; their white counterparts are a quicker sell, yielding higher profits for the vendor."

Update (24/11): Arnold Kling cho rằng những đợt sales của các cửa hàng (vd Black Friday) cũng là một dạng price discrimination.



4 comments:

  1. Price discrimination trong những trường hợp bác Giang nói có thể liệt kê vào dạng giao dịch phản cảm mà tôi có nhắc đến bên blog của mình. Về cơ bản, nhiều người cảm thấy phản cảm khi biết rằng người khác có thể/phải trả giá thấp hơn/cao hơn so với mình cho cùng một mặt hàng. Chừng nào cảm giác này vẫn còn, thì price discrimination sẽ giảm welfare của số đông, và vì thế sẽ bị số đông đòi (bằng dân chủ đa số chẳng hạn) phải gỡ bỏ.

    ReplyDelete
  2. Price discrimination, theo quan niệm thị trường thì không nằm trong dạng giao dịch phản cảm mà bạn Quốc Anh nói, cũng không gộp chung các trường hợp như anh Giang liệt kê được.

    Đối với trường hợp giá vé máy bay : Mức giá khác nhau theo thời gian hoặc theo mùa là hợp lý (vì mua trước mua sau ít nhiều đều có bao hàm chi phí tiện ích); mức giá cho học sinh hoặc đối tượng bất hạnh thì tùy chính sách của từng hãng, việc giảm giá cho đối tượng này sẽ nâng thêm tính thân thiện của hãng, nếu nhà nước nào có chính sách hỗ trợ các đối tượng này thì áp dụng trong chính sách thuế, nếu không thì thôi. Nhưng giá phân biệt quốc tịch thì hoàn toàn vô lý, nó chỉ gắn với kinh doanh độc quyền và sẽ tự bãi bỏ khi có cạnh tranh, nếu không thì khách sẽ không đi máy bay của anh nữa.

    Đối với giá vé thể thao cũng vậy, mức giá tính theo mùa hoặc theo đội bóng là giá tính theo chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp tổ chức thi đấu sẽ tự biết tính toán sao cho hai bên cùng có lợi.

    Việc Nhà nước "nên khuyến khích" như anh Giang nói, nếu theo nghĩa không nên can thiệp vào, để doanh nghiệp tự định đoạt thì được, dù đó là doanh nghiệp nhà nước. Tôi biết trước đây Nhà nước áp đặt chính sách giá, vừa bắt buộc bán vé giá cao hơn cho người nước ngoài vừa không cho phép bán mức giá khác nhau theo thời gian, khiến cho Vietnam Airlines rất khó cạnh tranh với các hãng nước ngoài.

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Lấy 1 ví dụ về price discrimination cho dễ hiểu là hình thức bán bảo hiểm xe. Ta có cái tam giác của Price (vertical line),Quantity Demand (horizontal line) và Demand curve (sloping line). Nếu chọn đại một cái Price nào đó thì sẽ được một cái Quantity Demand tương xứng với Profit = P*Q. Như vậy phần bán bảo hiểm cho mọi người sẽ là diện tích cái hình vuông P*Q, và hãng bảo hiểm sẽ bỏ trống một phần đáng kể của cái tam giác phía trên. Vậy thì có cách nào tận dụng?
    Dĩ nhiên hãng bảo hiểm sẽ nghĩ ra đủ cách để lấp cái tam giác phía trên như tăng giá bảo hiểm của teenager với lý do họ thiếu kinh nghiệm, hay tăng bảo hiểm của những ai bị police ticket nhiều quá. Bằng mọi giá thì họ cũng phải mua bảo hiểm và vô tình lấp đầy cái tam giác phía trên.
    Cái cách bảo hiểm này cũng áp dụng cho bảo hiểm nhân thọ. Ví dụ như người già, hay người có bịnh nan y thì đừng hòng mua giá rẻ...
    Nhưng nếu để ý thì ta sẽ còn cái tam giác phía dưới. Để tận dụng cái tam giác này, hãng bảo hiểm nhân thọ sẽ discount cho teenager để lấp đầy cái tam giác bên dưới. Hay 1 ví dụ khác là Microsoft Windows sẽ chia giá discount cho sinh viên với tên gọi ví dụ "Vista Special" để lấp cái tam giác phía dưới, hay tăng giá trên trời với tên gọi "Vista Business" để lấp cái tam giác ở trên, và phần còn lại thì bán cho mọi người với tên gọi là "Vista Home" chẳng hạn.
    Bởi vậy tôi nghĩ rằng mặc dù price discrimination thì không có vẻ đẹp mắt cho lắm, nhưng dù sao thì các công ty cũng rất là thông minh để tìm cách lấp đầy các tam giác còn trống. Bởi vậy, bên Mỹ, government để mặc một số doanh nghiệp định giá, nhưng mặc khác hạn chế và có thể cấm đoán price discrimination một số doanh nghiệp khác, tùy trường hợp...

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.