Saturday, July 18, 2009

Unique policy II


Một phần quan trọng nữa trong bài phỏng vấn của ông Lê Xuân Nghĩa là đoạn ông trả lời về vấn đề inflation. Ai cũng nhớ đầu năm 2008 VN đã trải qua một giai đoạn nightmare khi inflation tăng vọt. Đó là chưa kể memory về siêu lạm phát giai đoạn 80-90 vẫn chưa phai mờ. Cho nên không có gì khó hiểu khi NHNN đã rất thận trọng trong nửa sau 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới rõ ràng đã rơi vào suy thoái và VN bắt đầu bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy VN có nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại trong thời gian tới hay không?

Theo ông Lê Xuân Nghĩa thì nguy cơ lạm phát là có, nhưng chỉ từ phía "cầu kéo" chứ phía "chi phí đẩy" rủi ro rất thấp vì "kinh tế thế giới phục hồi cũng còn lâu và rất là chậm chạp." Rất tiếc, thưa các bác Austrian, ông Lê Xuân Nghĩa có vẻ là một Keynesian chính hiệu ;-)

Về lập luận "chi phí đẩy", tôi có cùng quan điểm với ông Nghĩa là giá dầu mỏ và các loại nguyên liệu thô sẽ khó tăng vọt trong năm nay vì tình hình kinh tế thế giới còn rất ảm đạm. Tuy nhiên chi phí đầu vào cơ bản của đa số doanh nghiệp không chỉ có nguyên/nhiên liệu mà còn bao gồm chi phí vốn, và lương cho công/nhân viên, trong đó chi phí lương chiếm tỷ lệ quan trọng nhất. Chính vì vậy Austrian/monetarists mới cho rằng "inflation is always and everywhere a monetary phenomenon" vì mặt bằng lương sẽ phải tăng nếu inflation expectatio cao, mà inflation expectation luôn đi cùng với money supply. Cái feedback loop của inflation-wage này là cơ chế căn bản của monetarism.

Tuy nhiên để cái feedback loop này hoạt động thì Austrian/monetarists cần một giả định rất quan trọng là labor market phải luôn ở equilibrium, hay nói cách khác là không có involuntary unemployment và wage hoàn toàn flexible. Quan điểm của tôi là điều này không đúng trong ngắn hạn, do vậy wage tăng không phải là nguy cơ trong thời gian tới để có thể tạo ra lạm phát từ "chi phí đẩy", trừ khi chính phủ tăng mạnh lương tối thiểu. Tuy nhiên đây chỉ là đoán mò chứ tôi không có số liệu gì về unemployment và wage rate của VN, chỉ dựa theo một số thông tin không chính thức từ báo chí. Tôi rất mong TCTK hay một cơ quan nào đó tiến hành thu thập số liệu về labor market ở VN và công bố định kỳ. Có thể nói đây là số liệu macro quan trọng không kém GDP hay inflation để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế. Tại sao TCTK bỏ công ra thu thập những số liệu như Sinh nhật Bác Hồ, Festival biển Nha trang, số huy chương trong các giải thi đấu thể thao mà lại không có số liệu gì về lao động?

Về mặt "cầu kéo", một lần nữa ông Nghĩa khẳng định chính sách kich cầu "không giống ai" vừa qua thực ra là monetary policy nhưng không do NHNN thực hiện mà thông qua fiscal policy. Tuy nhiên ông Nghĩa cho biết NHNN sẽ phải chịu trách nhiệm thu gom liquidity về nếu lạm phát quay trở lại. Cần làm rõ một số điểm trong lập luận "cầu kéo" này.

Thứ nhất, tổng cầu AD=C+G+I+X, trong đó X và G được kể như exogenous với monetary policy (thực ra X có phụ thuộc vào tỷ giá, nhưng dường như NHNN không mặn mà gì với việc phá giá VNĐ). Theo ông Bùi Bá Cường của TCTK, C giảm 10% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Dựa vào một số số liệu được công bố khác, tôi tạm ước tính I cũng giảm 7%. Thêm vào đó X cũng giảm mạnh còn G khó có thể tăng nhiều, cho nên rủi ro lạm phát do "cầu kéo" trong 6 tháng qua có lẽ không lớn. Tôi nghi ngờ khả năng trong 6 tháng cuối năm những yếu tố này có thể tăng mạnh để dẫn tới lạm phát do "cầu kéo", trừ khi kinh tế thế giới đột nhiên phục hồi mạnh.

Thứ hai, thông thường monetary easing sẽ làm C và I tăng vì lãi suất giảm. Trong trường hợp chính sách "không giống ai" của VN, C giảm mạnh, còn I cũng giảm nhưng có thể chậm hơn tốc độ đúng ra nó phải giảm nếu không có kích cầu. C không giảm vì thực ra lãi suất không giảm và tiền kích cầu không chảy vào túi người dân (trừ một số chương trình trợ cấp cho người nghèo ăn tết và hoãn thu thuế thu nhập cá nhân). Đúng ra ông Nghĩa nên dùng lập luận của bạn Nhat Nam comment trong entry trước để bảo vệ cho chính sách không kích cầu trực tiếp vào C. Đại khái là marginal propensity to consume của người VN không cao, hay đa phần người VN bị liquidity constraint nên lãi suất không có tác động lên C như ở các nước khác. Phản bác của tôi là, tất nhiên theo quan điểm Keynesian, lãi suất thấp không phải chỉ giúp người dân có thể vay tiền ngân hàng để tăng tiêu dùng, mà còn có tác dụng giảm bớt private saving nên không ít thì nhiều sẽ có tác động positive lên C.

Cả bạn Nam và ông Nghĩa đều cho rằng nếu lãi suất thấp quá thì người dân sẽ đổ xô đi mua vàng/đô la chứ không gửi tiết kiệm nữa, và tất nhiên là không tăng tiêu dùng. Tôi đồng ý một phần với lập luận này, nhưng như đã nói trong entry trước, nếu người dân không đem số vàng/đô la đó về giấu dưới gầm tủ thì lượng liquidity đó vẫn còn trong nền kinh tế và sẽ giúp đẩy lãi suất (thực) tiếp tục xuống thấp nữa, kích thích cả tiêu dùng lẫn đầu tư. Chính ông Nghĩa cũng cho biết NHNN có thể dùng swap để giúp các ngân hàng hoán đổi vốn từ đô la ra VNĐ, còn tôi cho rằng nếu NHNN làm tốt hơn vai trò LOLR thì các ngân hàng thương mại không có lý do gì phải lo ngại thiếu liquidity. Ngoài ra nếu cho rằng người dân sẽ mua vàng/đô la về giấu dưới gầm giường thì sẽ trái với giả định liquidity constraint mà bạn Nam và ông Nghĩa ngầm định ở trên. Cho nên theo tôi monetary easing của VN thông qua kích cầu "không giống ai" đã bỏ qua việc kích thích C. Một vài biện pháp kích cầu trực tiếp vào C cũng quá nhỏ so với kích cỡ của gói kích cầu vừa rồi.

Thứ ba, ông Nghĩa cho biết nếu có dấu hiệu lạm phát quay trở lại vì "cầu kéo" thì NHNN sẽ thắt chặt tiền tệ nhưng ông Nghĩa không cho biết kích cầu có chấm dứt hay không. Đúng ra nếu lạm phát do "cầu kéo" thì việc đầu tiên phải làm là chấm dứt ngay "kích cầu". Vấn đề là, như bạn Nhat Nam đã chỉ ra và có lẽ ông Lê Xuân Nghĩa cũng biết nhưng không nói ra, chính sách kích cầu "không giống ai" của VN thực chất là một chính sách bailout các doanh nghiệp gặp khó khăn vì phải gánh các món nợ ngân hàng từ năm 2008 khi lãi suất còn quá cao. Vậy thì nếu kinh tế thế giới không phục hồi mạnh, trong khi C tiếp tục giảm thì NHNN tăng lãi suất trở lại và/hoặc chương trình hỗ trợ lãi suất doanh nghiệp bị buộc phải dừng lại thì các doanh nghiệp liệu có trụ lại được hay không? Luckily, tôi không cho rằng nguy cơ lạm phát do "cầu kéo" sẽ đủ lớn để NHNN phải tăng lãi suất.

Update (17/09): "Về gói hỗ trợ lãi suất, theo tôi, bản chất của nó là giúp doanh nghiệp và ngân hàng sống sót." - Võ Trí Thành.


3 comments:

  1. Đúng như anh Giang nói về cái ý chính sách kích cầu thực ra là bailout các DN khó khăn mà ko được nói ra ở public, trong 1 cuộc gặp (chuyện phiếm thôi) em nhớ bác Nghĩa có bảo 1 ý là giờ cần phải "nuôi sống" các con nợ, để nó chết là gay lắm.

    ReplyDelete
  2. Dường như có sự tương đồng giữa chính sách bailout của Mỹ và VN: GS vừa công bố earning kỷ lục cho Q2, các ngân hàng VN cũng lãi lớn trong nửa đầu 2009. Sáng nay đọc tin VNR500 của VNN có cái tít "Suy thóa kinh tế là cơ hội cho VN", đúng ra phải là "Suy thóa kinh tế là cơ hội cho các ngân hàng VN".

    ReplyDelete
  3. Đinh Tuấn Minh viết:

    Có một điểm mà bác Giang không nhắc đến trong các nguyên nhân dẫn đến các mức giá cả tăng (hay "lạm phát" theo ngôn ngữ chính thống) là "utility of holding money". Các yếu tố cầu kéo hay chi phí đẩy đều luôn xảy ra trong nền kinh tế cho mặt hàng này hoặc mặt hàng khác, dẫn đến giá của mặt hàng này hay mặt hàng khác tăng/ giảm ở một thời điểm nào đó. Trong trường hợp này, the utility of holding money của các cá nhân trong xã hội thường không thay đổi vì họ luôn thấy đồng tiền có giá trị.

    Nhưng khi có chính sách nới lỏng tiền tệ hoặc kích cung, kích cầu một cách chủ ý thì đến một thời điểm nào đó người dân bắt đầu nhận thức được rằng đồng tiền mà mình giữ bị mất giá (do có quá nhiều mặt hàng tăng giá, và tăng với tốc độ cao). Tới thời điểm đó thì người dân bắt đầu không muốn giữ tiền nữa. Tốc độ lưu chuyển tiền tệ sẽ bị đẩy lên nhất nhanh, khiến cho tốc độ tăng giá của các mặt hàng bị đẩy lên nhanh. Đấy là lý do vì sao tốc độ tăng giá của các mặt hàng thường diễn ra chậm chạp trong một thời gian dài, nhưng lại đồng thời bùng nổ trong một thời gian ngắn.

    Tôi cho rằng nguy cơ giá cả tăng ở Việt Nam trong thời gian tới là rất cao bởi vì người dân cảm thấy không yên tâm với VND. Có tiền là tìm cách đổi ra vàng, usd, mua nhà etc. thay vì gửi tiết kiệm. Nguyên nhân ngắn hạn thì bác Giang đã nói đến ở trên, nhưng nguyên nhân dài hạn thì là do cung tín dụng nới lỏng từ những năm 2001 tới năm 2007, dòng tín dụng này mới chỉ bị kìm bớt trong những tháng đầu của năm 2008 nhưng lại được thả ra từ cuối năm 2008 tới bây giờ. Cơ hội để thay đổi tâm lý không thích giữ VND là khi giá cả thế giới giảm vào cuối năm 2008, đầu năm 2009. Nhưng chúng ta lại không tận dụng để cải thiện tình hình.

    Nói thật là, cuối năm 2008 tôi khá lạc quan về tình hình kinh tế VN vì có cơ hội khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng đến bây giờ, sau gần 1 năm kích cung, cầu đủ kiểu thì tôi lại cực kỳ bi quan. Tôi thấy kinh tế VN chẳng còn cửa gì để thoát hiểm nữa cả.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.