Wednesday, December 24, 2008

Original sin


Đây là thuật ngữ được Barry Eichengreen đưa ra để chỉ việc nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đa phần denominated bằng ngoại tệ. Do vậy trong những thời điểm khó khăn các nước này không dám phá giá đồng nội tệ để kích thích xuất khẩu vì như vậy sẽ làm tăng số lãi suất phải trả cho cho các chủ nợ nước ngoài.

Sự dụng số liệu trong một báo cáo của CEPR (thuộc ĐHKTQD), tôi ước tính năm 2008 VN phải trả lãi và gốc cho các khoản nợ nước ngoài khoảng 3% GDP. Nếu VN phá giá VNĐ 20%, ví dụ từ 17,000 lên 20,500, thì khoản trả nợ nước ngoài sẽ tăng lên 20% tương ứng, nghĩa là 3.6% GDP. Vậy trong trường hợp VN, phá giá VNĐ 20% liệu có làm GDP tăng lên hơn 0.6% hay không, nếu không thì rõ ràng phá giá là không hiệu quả. Chưa kể 0.6% tăng thêm này là từ ngân sách, nên dù GDP tăng hơn 0.6% thì tổng thể nền kinh tế sẽ có lợi nhưng chưa chắc ngân sách đã thu được đủ để bù vào phần trả nợ tăng, do đó thâm hụt ngân sách sẽ lớn thêm, điều mà cả chính phủ và các chủ nợ đều không muốn.

Tuy nhiên Paul Krugman, lấy dẫn chứng trường hợp Latvia từ một bài viết của Edward Hugh, cho rằng ảnh hưởng vào gánh nặng trả nợ nước ngoài từ nominal devaluation sẽ giống hệt như real devaluation thông qua domestic deflation. Đây là một argument rất quan trọng và mang nhiều hơi hướng của trường phái neo-classical, trong khi Krugam là một Keynsian chính hiệu.

Update (31/12): Sau khi nhìn thấy đồ thị dưới đây từ Econompicdata, tôi nhận ra rằng những lập luận trong entry này chưa tính đến private sector debt. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng vì như trong trường hợp của China dù oficial foreign reserve lên đến gần $2tr, chỉ riêng private debt payments trong năm 2009 đã vượt xa con số đó. Do vậy original sin là mối lo thực sự cho Chinese policy makers, có thể nói đây là trở ngại chính ngăn China phá giá đồng Yuan mạnh hơn.



Update (25/02/09): Michael Klein (WB) cho biết tổng số nợ nước ngoài của các doanh nghiêp (private sector) ở emerging economies phải roll-over trong năm 2009 là $1.25-$2 trillion, thấp hơn số FT report bên trên. Tuy nhiên đây cũng là một con số khổng lồ, nhất là trong tình hình khủng hoảng tài chính hiện nay.

Update (07/09/09): Theo Thống đốc NHNN VN Nguyễn Văn Giàu, nếu VNĐ mất giá 5% thì hàng năm ngân sách phải trả nợ thêm VNĐ25,000b, doanh nghiệp phải trả thêm VNDD13,000b. Hầu hết các ngành xuất khẩu của VN đều phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu. Như vậy original sin của VN là một vấn đề rất quan trọng.


4 comments:

  1. Paul Krugman là một Keynesian chính hiệu ???
    cháu tưởng Krugman là liberal chứ chú Giang :-?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Liberalism theo cách hiểu của Mỹ là thiên tả, nghĩa là support government intervention, phù hợp với quan điểm của Keynsian.

      Delete
    2. mấy chuyện phe phái này cháu cũng không rành lắm, hè hè. Krugman thì đúng là left-wing rồi :-?

      Thế như Milton Friedman ngày xưa cũng tự nhận là liberal gì đó thì sao? ông ấy đâu có ủng hộ government intervention?

      Delete
    3. Friedman là libertarian, khác với liberal.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.