Wednesday, June 17, 2009

Money and banking IV


Trong phần trước tôi đã đề cập đến vấn đề tiết kiệm và lập luận rằng khi một agent trong nền kinh tế quyết định tiết kiệm một phần income của mình thì hành vi đó sẽ có ảnh hưởng tới mặt bằng giá chung nếu cơ cấu nền kinh tế không đối xứng (1 vs 99 trong ví dụ trước). Một điểm nữa rất quan trọng của việc tiết kiệm là hành vì này sẽ làm xuất hiện wealth (stock) thay vì chỉ có income (flow) như trước đây. Quay lại ví dụ island economy, khi người sản xuất bơ quyết định để dành 50kg bơ cho năm sau, điều này tương đương với việc anh ta đã chuyển một nửa income của mình thành wealth. Sang năm sau, khả năng tiêu dùng của anh ta sẽ phụ thuộc vào số bơ anh ta sản xuất được (income) và số bơ anh ta dự trữ từ các năm trước đó (wealth). Do vậy quyết định tiêu dùng của một agent trong phân tích động sẽ không chỉ phụ thuộc vào income mà còn phụ thuộc vào wealth, dẫn đến mặt bằng giá có thể thay đổi ngay cả khi income không đổi.

Trong ví dụ trước, người sản xuất bơ quyết định tiết kiệm một phần income vì anh ta lo rằng income trong năm sau có thể sụt giảm. Đây là một lý do quan trọng mà rất nhiều người tính đến khi quyết định tiết kiệm: tích cốc phòng cơ. Ngay cả khi người ta muốn tiết kiệm để dành cho con cháu hay để làm từ thiện, đằng sau lý do này cũng là uncertainty về income trong tương lai của mình, của con cháu mình, và của các đối tượng mà mình muốn giúp đỡ. Lý do thứ hai, mà các nhà kinh tế học gọi là liquidity constraint, là trường hợp bạn muốn mua một tài sản có giá trị lớn (xe hơi, nhà) mà không đi vay được nên buộc phải tiết kiệm cho đủ số tiền (wealth) cần để mua số tài sản đó. Thực ra, nếu coi việc đi vay để tiêu dùng là dissaving thì bất kỳ khi nào bạn mua một tài sản có giá trị lớn hơn income của mình, dù không bị liquidity constraint bạn vẫn phải tiết kiệm (tiết kiệm để mua hay tiết kiệm để trả nợ).

Lý do thứ ba của việc bạn tiết kiệm một phần income của mình vì bạn nghĩ rằng bạn có thể cho vay số tiền tiết kiệm đó cho một lĩnh vực kinh tế nào đó có khả năng sinh lời cao hơn khả năng bạn tự tạo ra income cho mình. Ví dụ dễ thấy nhất là khi bạn đầu tư vào cổ phiếu hay nhà đất, xa hơn là các quĩ venture capital ở Mỹ hay thậm chí quĩ xóa đói giảm nghèo của VN. Trong kinh tế học, đồng vốn được đầu tư vào những chỗ "thiếu vốn" sẽ luôn có marginal product of capital cao, nghĩa là đóng góp của nó trong việc tạo ra của cải (vật chất và phi vật chất) cho xã hội cao hơn ở những nơi khác. "Thành công", nếu có thể dùng từ này, trong công cuộc đổi mới kinh tế của VN từ cuối những năm 80 có 3 nguyên nhân chính: tự do hóa thị trường (giá cả và luân chuyển hàng hóa), tự do hóa hoạt động của các thành phần kinh tế khác nhau (quốc doanh, tư nhân, nước ngoài), tự do hóa quá trình luân chuyển vốn trong xã hội (bao gồm cả vốn FDI).

Tóm lại, điểm quan trọng nhất tôi muốn nhấn mạnh trong phần viết này là nhu cầu tiết kiệm luôn luôn song hành với con người từ thời nguyên thủy. Bât luận với thể chế kinh tế nào hay chế độ tiền tệ nào (dù là hàng đổi hàng hay bản vị vàng) người ta vẫn tiết kiệm. Tuy nhiên khi số của cải tiết kiệm (wealth) được cho vay vào những nơi có marginal product of capital cao, hay nói nôm na là những nơi thiếu vốn, thì quá trình saving/borrowing này trở thành một yếu tố quan trọng cho sự phát triển/tăng trưởng kinh tế của nhân loại (xét trên quan điểm endogenous growth, khi đồng vốn được đầu tư vào các hoạt động R&D thì nó còn gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng thông qua sự phát triển của khoa học và công nghệ). Bởi vậy, một hệ thống tài chính/ngân hàng hiệu quả là điều kiện cần cho sự phát triển kinh tế.


5 comments:

  1. Tham nhung khong chi la an tien ma con la viec thieu nang luc khong the tao ra tien

    ReplyDelete
  2. Bác Giang!

    Cháu làm việc trong NH quốc doanh mảng tín dụng cá nhân, nhận thấy việc phát triển của NH quốc doanh về mảng này "manh mún" và cực kỳ thiếu chuyên nghiệp.

    Bác bảo ai đời kinh doanh mà không hiểu gì về khách hàng của mình cả, cứ thấy nước ngoài có cái gì thì đem về, áp xuống, làm không được thì bỏ, vừa mất thời gian vừa tốn kém tiền bạc, lại kém hiệu quả.

    Nhưng đấy chưa phải việc đáng nói nhất, nếu giả sử cần phải thay đổi, và giả sử có phương án thay đổi, thì muốn thực hiện phải được thực hiện từ một cấp nào đó, nhưng ý kiến và đề xuất từ dưới muốn lên được cấp đó thì lại phải thế nào đó. Hì hì, cháu thấy mệt mỏi thật, vì cơ chế, mà người có thể thay đổi cơ chế ấy lại sống cùng cơ chế ấy, vậy thì thay đổi ntn.

    ReplyDelete
  3. Dĩ nhiên tiết kiệm rất quan trọng cho nền kinh tế của 1 quốc gia. Nhà kinh tế học Robert Solow đã đưa ra sơ đồ Solow Growth model, trong đó ông đã nói rõ tại sao tiền tiết kiệm có thể làm tăng output hay làm giàu cho 1 quốc gia. Model này đã giúp ông đoạt giải Nobel nhưng vẫn còn 1 số tranh cãi về lý thuyết này. Nhưng xem ra thì không cần mô hình Solow này, ta cũng thấy rõ rằng Trung Quốc và Mỹ, 1 bên tiết kiệm và 1 bên chi tiêu vô tội vạ. Từ đó cũng có thể đặt 1 nghi vấn lớn rằng liệu Mỹ hay 1 quốc gia nào đó có phát triển bền vững bằng cách chi tiêu hơn 70% tiền lương hay không. Mỹ là nơi đẻ ra rất nhiều nhân tài, nhưng xem ra lý thuyết Solow, 1 model đề cao tính tiết kiệm, lại không được khuyến khích cho xã hội Mỹ bây giờ nhỉ.

    ReplyDelete
  4. Anh Giang oi,

    Em không hiểu lắm ý anh ở bài thứ 4 này.
    Anh đang nói về chuyện tiết kiệm hàng hóa nhưng lại refer sang chuyện tiết kiệm tiền để biến nó thành financial capital. Nếu như người SX bơ quyết định tiết kiệm 50% sản lượng thì tức là họ giữ lại 50% chưa đem đi trao đổi hay nói cách khác là chưa bán lấy tiền. Vì thế, quyết định này sẽ gây tác động lên giá cả hàng hóa. Đó là tiết kiệm đầu cơ. Tuy nhiên, tiết kiệm đầu tư thì lại khác. Nhà SX bơ vẫn bán bơ lấy tiền và như vậy nó không ảnh hưởng đến Inflation. Việc họ quyết định tiết kiệm tiền thực ra lại có khá khác nhau. Tiết kiệm bơ (ghim hàng) thì sẽ làm giá bơ tăng, giá các hàng hóa khác giảm tương ứng (so với bơ) nhưng tiết kiệm tiền thì làm dẫn đến deflation tạm thời cho tất cả các hàng hóa với với mức độ nhỏ hơn. Hơn nữa, việc tiết kiệm tiền để đầu tư tài chính + với hệ số nhân tiền tệ có khi làm tăng lạm phát chứ không phải giảm.

    Em đồng ý rằng tiết kiệm để đầu tư vào nơi có margin cao hơn nhưng việc tiết kiệm hàng hóa (đầu cơ) đơn thuần thì có tạo ra margin cao hơn hay không?

    Em cảm thấy mạch lý luận của anh có 1 khúc nào đó bị gẫy, chưa rõ ràng lắm.

    ReplyDelete
  5. @Nhat Nam: Em nói đúng, bài này disconnected với loạt bài trước về inflation. Đấy là vì anh đang quay lại money and banking, vấn đề chính mà anh muốn thảo luận chứ inflation chỉ là một hệ quả của nó. Các bài viết trong series này sẽ disconnected vì anh không có plan cụ thể viết cái gì trước cái gì sau, hoàn toàn là random order theo cảm hứng. Sorry về sự lộn xộn này. Hi vọng một ngày nào đó anh có thời gian reorganize lại thành một chapter hoàn chỉnh.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.