Tuesday, March 24, 2009

Ownership structure


Bài này quan trọng không chỉ vì của Philippe Aghion, một tên tuổi nặng ký trong economic growth theory, mà còn vì một đồng tác giả là favorite economist của tôi. Nói vậy thôi chứ vấn đề ownership structure này rất quan trọng trong corporate governance và rất cần cho vai trò định hướng (thông qua regulation) của chính phủ.

Như nhiều người đã biết, hệ thống corporations của Mỹ có tỷ lệ ownership từ các institutional investors nhiều hơn ở châu Âu và Nhật, nơi mà ngân hàng có vai trò quan trọng hơn. Theo Aghion et. al., đây là điều Machael Porter cho là điểm yếu trong corporate governance của Mỹ vì các institutional investors thường không giữ cổ phần long-term. Nếu họ thấy tình hinh earning của doanh nghiệp giảm, hoặc đơn giản là giá cổ phiếu trên thị trường giảm là họ rút ra, nhiều khi đó là investment process bắt buộc của các investors này (ví dụ qui định penny stock). Nếu vậy, điều này sẽ khuyến khích các CEO chỉ chạy theo các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, không theo đuổi các nghiên cứu phát minh (R&D) có tính chất dài hạn và rủi ro cao.

Điều này về mặt logic có vẻ hợp lý nhưng kinh nghiệm thực tế dường như không đúng như vậy. Nghiên cứu của Aghion et. al. đã chứng minh rằng correlation giữa tỷ lệ institutional ownership và số lượng phát minh có chất lượng "strongly positive". Nghĩa là công ty có tỷ lệ institutional ownership càng cao sẽ càng có nhiều phát minh có giá trị. Hơn nữa hiệu quả của số tiền bỏ vào R&D ở những công ty này cũng cao hơn. Aghion et.al. giải thích rằng điều này là do CEOs ở các công ty có institutional ownership cao thực ra lại dám take risk nhiêu hơn vì họ biết rằng các institutional investors có thể hiểu được tại sao họ thất bại, do vậy những thất bại trong R&D ít ảnh hưởng hơn đến career của các CEOs.

Dài dòng như vậy để dẫn đến kết luận là mô hình ownership của Anh-Mỹ có thể không tệ như Michael Porter nghĩ.


10 comments:

  1. Em chưa đọc nghiên cứu của Aghion, nhưng em nghĩ rằng cho dù correlation giữa institutional ownership và patents cao thì chưa chắc có thể kết luận cái nào là nguyên nhân. Cũng có thể các institutional investors chỉ đầu tư vào các công ty có R&D mạnh.

    ReplyDelete
  2. Nhìn về corporate growth thì một doanh nghiệp sẽ phải trải qua nhiều cycle khác nhau. Đầu tiên, khi establishment họ cần có một lợi thế về sản xuất sản phẩm. Tiếp đến, họ cần giải quyết được vấn đề mass production. Cả 2 levels này đều không cần tới corporate governance, tức là quan hệ quản trị giữa executive management và shareholders mà cần sự sáng tạo về sản phẩm hay supply chain của nó. Tuy nhiên, khi tiếp tục growth, doanh nghiệp cần delegation và nảy sinh nhu cầu thiết lập cách thức quản trị để empower các business units. Tiếp đến, mô hình này khi rất lớn nảy sinh nhu cầu về coordination, ...

    Trong toàn bộ quá trình phát triển, corporate governance sẽ tác động tới quá trình communicate giữa sản phẩm và thị trường cả từ chiều sâu (R&D) lẫn chiều rộng (diversification). Việc có nhiều institutional investors sẽ tác động tích cực tới hệ thống kiểm soát và giúp management có cái nhìn đa chiều hơn về communication tới market.

    ReplyDelete
  3. Cám ơn Anh Bài viết.

    chúc anh mạnh khỏe và có nhiều bài viết bổ ích.
    Phúc Hậu

    ReplyDelete
  4. @Tuanbna & Advisory: Các bạn đều nói đúng cả, có điều các bạn không hiểu "thâm ý" của tôi :-) Tôi chỉ muốn trêu các fan của Michael Porter tý thôi.

    Seriously, tôi cũng nghĩ giống như Advisory về sự ưu việt của institutional investors trong hệ thống Anh-Mỹ (chắc bạn Advisory cũng học ở Anh-Mỹ?). Đối với một economist, institutional ownership có lợi đơn giản vì nó làm giảm principal-agent problem (giải thích của Aghion cũng thuộc phạm trù này). Riêng về R&D tôi thấy lợi ích rõ nhất (intuitively thôi) của institutional investors là vì họ có ownership ở nhiều công ty trong một industry hay nhiều industry nên họ sẽ có incentive chia sẻ thông tin R&D giữa các công ty mà họ own, vừa giảm chi phí R&D vừa tăng synergy.

    ReplyDelete
  5. Cho em hỏi "institutional investors" và "institutional ownership" là gì vậy ? Em mới bước chân vào giảng đường đại học nên không rành các thuật ngữ này lắm , nhưng lại được giao tim hiểu các bài nghiên cứu mà có các thuật ngữ này, mong thầy hướng dẫn cho em . Xin cám ơn thầy nhiều.

    ReplyDelete
  6. Institution investors là những nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp. Institutional ownership là tỷ lệ sở hữu của các tổ chức trên trong công ty nhận vốn đầu tư. Thường các tổ chức này là các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư, các công ty đầu tư, công ty chứng khoán,.. Ko phải là những nhà đầu tư cá nhân

    ReplyDelete
  7. cảm ơn những kiến thức mà tôi đã học được từ trang web này ^^

    ReplyDelete
  8. cảm ơn những kiến thức mà tôi đã học được từ trang web này ^^

    ReplyDelete
  9. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  10. Hay quá, em cũng là sinh viên ti toe đang học môn tài chính đụng phải thuật ngữ này, mong thầy giúp đỡ: ULTIMATE OWNERSHIP STRUCTURE. Theo em nghĩ là tỷ lệ sở hữu tối ưu nhất không ạ. Cảm ơn thầy ạ

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.