Saturday, November 21, 2009

Foreign reserves


Hồi đầu năm khi nghe tin chính phủ sẽ lấy $1b từ dự trữ ngoại hối quốc gia ra chi cho chương trình kích cầu tôi đã lo rằng các policy maker của VN có quan niệm sai về foreign reserves. Bây giờ thấy quốc hội có ý định sẽ chuyển từ "giám sát" sang "quyết định" việc sử dụng quĩ này tôi càng thấy lo cho cái misunderstanding này.

Dự trữ ngoại hối của quốc gia, hay chính xác hơn của ngân hàng trung ương, cần phải hiểu là một công cụ để điều hành liquidity về ngoại hối chứ không phải là một khoản tiết kiệm có thể đem ra chi tiêu khi cần thiết. Sở dĩ một nước/một ngân hàng trung ương cần phải có quĩ dự trữ này vì cán cân ngoại tệ thường biến động khá nhiều trong năm, có thể do yếu tố mùa vụ (seasonal factors), có thể do các cú shocks kinh tế và tài chính. Bởi vậy ngân hàng trung ương cần phải có một công cụ điều chỉnh (smooth) đỉnh và đáy của cung cầu ngoại tệ nhằm tránh tỷ giá thay đổi quá nhanh và quá nhiều có tác động không tốt lên nền kinh tế.

Trong thời kỳ Bretton Woods, IMF đã gánh một phần chức năng này cho các ngân hàng trung ương thông qua các khoản vay giải tỏa liquidity cho các nước thành viên. Đồng SDR ra đời cũng nhằm mục đích gia tăng khả năng cho vay liquidity của IMF khi nhu cầu liquidity của các nước tăng cao vì thương mại quốc tế phát triển. Đáng tiếc là trong thời gian khủng hoảng tài chính 1997-1998 ở châu Á, IMF đã không làm tốt chức năng cho vay liquidity này mà đã trói buộc các nước đi vay với những điều kiện cải cách hà khắc theo quan điểm của Washington Consensus. Do vậy nhiều nước châu Á sau đó đã ra sức tích trữ foreign reserves để phòng tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ngoài ra châu Á còn tìm cách lập ra một quĩ tiền tệ riêng của mình, độc lập với IMF. Kế hoạch này không thành công nhưng châu Á cũng đã thiết lập được một thỏa thuận swap lines (Chiangmai initiative) về hỗ trợ liquidity trong nội bộ.

Có thể nói trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 châu Á bị ảnh hưởng nhẹ hơn các khu vực khác, đặc biệt nếu so vơi các nước Đông Âu, một phần vì các quĩ dự trữ ngoại hối đã thừa đủ để trấn an giới đầu tư nước ngoài không tháo chạy. Một số nước đã tích trữ ngoại tệ quá nhiều, vượt xa nhu cầu smoothing liquidity nên đã phải lập ra các quĩ đầu tư số tiền này (ví dụ GIC của Singapore, SAFE của TQ) bên cạnh official foreign reserves. Tất nhiên rút tiền từ những quĩ này để kích cầu là giải pháp hợp lý vì không làm ảnh hưởng đến khả năng can thiệp thanh khoản của ngân hàng trung ương. Ngược lại, quĩ dự trữ ngoại hối của VN còn khá thấp nên rút ra để kích cầu là một việc làm rủi ro và sai mục đích của quĩ.

Nếu QH giành quyền quyết định việc sử dụng quĩ dự trữ ngoại hối, NHNN sẽ mất khả năng điều hòa thanh khoản cho thị trường ngoại tệ vì mỗi lần muốn can thiệp phải xin QH cho phép. Không những QH có thể không quyết định kịp thời vì không phải lúc nào kịp tổ chức họp và biểu quyết ngay được, QH còn có thể có những mục tiêu trái ngược với NHNN liên quan đến dự trữ ngoại hối. Ví dụ QH sẽ quan tâm đến việc bảo vệ giá trị của quĩ, trong khi NHNN có thể không cần quan tâm quĩ đã mất 20-30% giá trị miễn là đạt được mục tiêu ổn định tỷ giá. Việc giành quyền quyết định cách thức sử dụng quĩ dự trữ ngoại hối như vậy đi ngược lại với xu hướng độc lập hóa ngân hàng trung ương.

Thực ra nếu NHNN hoàn toàn độc lập với chính phủ, đã không thể có chuyện chính phủ lấy $1b từ dự trữ ngoại hối ra để kích cầu. Tính độc lập của NHNN tuy chưa phải là điều kiện đủ, nó là điều kiện cần để phòng chống lạm phát và ổn định vĩ mô. QH và cả chính phủ viện dẫn đủ thứ lý do để không trao quyền độc lập cho NHNN, đáng tiếc là bản thân QH vẫn chưa hiểu rõ vai trò của một ngân hàng trung ương độc lập.

Update (1/12): Một bài nghiên cứu mới của Joshua Aizenman cho rằng tích trữ dự trữ ngoại hối để chống lại capital flight là một cách làm rất tốn kém, dù có hiệu quả.


12 comments:

  1. Tiền của quỹ dự trữ ngoại hối từ đâu mà có trong khi VN là nước nhập siêu?CP phát hành VNĐ để mua USD?

    ReplyDelete
  2. @X30:
    Mặc dù VN là nước nhập siêu nhưng vẫn có USD dự trữ là từ các nguồn như FDI, FII,.. và đặc biệt là kiều hối. Ngoài ra, Vn còn đi vay nước ngoài bằng bonds hay từ WB, IMF, ADB nữa mà bác.
    Tức là dù có current acount là deficit nhưng bù lại có capital account surplus hơn nên tạo ra reserves.
    Thân.

    ReplyDelete
  3. Em nghĩ là trong trường hợp này QH muốn hạn chế quyền của CP hơn là việc kiểm soát NHTW. Thực tế thì NHTW của ta cũng đâu có độc lập nhưng vì CP hơi lạm quyền nên QH bắt buộc phải hạn chế quyền lực của CP để đảm bảo các chính sách đối với NHTW được thực hiện hợp lý hơn mà thôi.

    ReplyDelete
  4. hà hà, CP không muốn NHTW không độc lập mà CP lại muốn chia xẻ trách nhiệm nên lôi QH vào. Mấy vụ động trời tui đâu thấy QH có tiếng nói nào đâu, nếu có cũng chẳng có mấy trăm gram mà.Nền kinh tế mỏng manh chỉ cần cơn gió là nghiêng ngả rồi, mà muốn định hướng xhcn thì không thể để NHTW độc lập, đó là tui hiểu cái định hướng về mặt kinh tế là nhà nước là chủ đạo còn hiệu quả của nó ntn thì còn khuya mới xem xét được.

    ReplyDelete
  5. @TVB:Nghĩa là dùng tiền ngân sách để mua USD?Trong khi ngân sách luôn bội chi.Tức là in VNĐ để mua USD?

    ReplyDelete
  6. @X30: Em nhớ đầu năm 2007 FII vào VN tăng đột biến hơn 1 tỉ USD làm VND tăng giá mạnh buộc SBV phải tung VND ra để mua vào USD. Việc in VND này đã làm cho cung VND tăng mạnh và góp phần làm tăng inflation thời gian sau đó. Chính sách để giảm cung VND của SBV khi Mr.Rich lên là phát hành tín phiếu bắt buộc để hút VND từ lưu thông về lại SBV.
    MOF quản lý budget còn SBV chịu trách nhiệm Monetary base.
    Thân.

    ReplyDelete
  7. @X30 em thấy những comment của bác hình như chưa hiểu hết về chức năng và nhiệm vụ của NHTW cũng như việc chi tiêu của CP

    ReplyDelete
  8. @X30: Bạn Trần Việt Bắc nói đúng đấy bác ạ, trade balance có thể âm nhưng balance of payments (bao gồm cả current và capital accounts) có thể dương nên VN vẫn có thể có net inflow. Nhưng đúng như bác nói, nếu chính phủ đang bị thâm hụt thì chỉ có thể tích trữ tài sản (ở đây là foreign reserve) bằng cách đánh thuế, và in tiền là một cách đánh thuế.

    Nếu bác phản đối việc chính phủ in tiền để chi tiêu hay tích trữ ngoại tệ thì cũng nên phản đối việc đánh thuế nói chung. Một số người có quan điểm như vậy (minimum government).

    Xét cho cùng VN in VNĐ ra để mua mấy tờ giấy do Fed in ra, kiểu gì cũng là giấy cả :-)

    @Anomymous (Nov 21, 7:20am): Anh cũng thấy ông Nguyễn Văn Phúc có vẻ trách cứ CP đã rút $1b ra kích cầu mà không hỏi ý kiến gì QH. Rút tiền từ reserve ra chi tiêu như vậy là sai và QH lo như thế là đúng. Nhưng tròng thêm một cái vòng vào cổ NHNN càng làm rối thêm tình hình, nhất là trong điều kiện QH chưa chuyên nghiệp như hiện nay.

    @Anomymous (Nov 21, 6:12pm): Tôi nghĩ nếu CP "lũng đoạn" được QH như vậy thì họ chẳng cần phải có QH chia sẻ trách nhiệm làm gì. Tôi cho rằng ông Nguyễn Văn Phúc thực sự bức xúc với vụ lấy tiền ra mà không "xin phép". Nhưng đúng ra ông ấy phải nói quĩ này chỉ được phép dùng trong trường hợp khẩn cấp về cung cầu ngoại tệ chư không phải tiền của chính phủ. Lấy tiền từ đây ra không khác gì in tiền cả.

    ReplyDelete
  9. Vậy tui là người minium government rồi!

    ReplyDelete
  10. Cảm ơn chú Giang, đọc bài viết của chú, cháu hiểu thêm nhiều điều.

    ReplyDelete
  11. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.