Clean Development Mechanism (CDM) là một cơ chế được đưa ra trong Kyoto Protocol cho phép các nước giàu bỏ tiền vào các dự án có thể offset khí CO2 ở các nước nghèo, tạo ra carbon credit để họ (các nước giàu) đạt được mục tiêu giảm lượng CO2 thải ra theo cam kết trong Kyoto Protocol. Đây là một dạng market based incentives để các nước nghèo phát triển các công nghệ "xanh" đồng thời giúp các nước giàu không bị ảnh hưởng quá mạnh khi phải hạn chế lượng CO2 thải ra. Một dạng CDM rất phổ biến là trồng rừng, nghĩa là các nước giàu bỏ tiền giúp các dự án trồng rừng để đổi lại họ được carbon credit.
Gần đây CDM nở rộ ở các dự án cải tạo lại các nhà máy nhiệt điện, điện mặt trời, thủy điện nhỏ và phong điện đang thu hút quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư CDM. Đúng là những loại hình năng lượng tái tạo này "xanh/sạch" hơn nhiệt điện cổ điển trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là lượng CO2 thải ra. Tuy nhiên chúng quá mới mẻ và tác động vào môi trường chưa hẳn đã được đánh giá kỹ càng, nhất là thủy điện vừa và nhỏ. Tôi không dám kết luận là những hoạt động CDM hiện nay là một dạng các nước giàu đẩy rủi ro về môi trường sang các nước nghèo. Nhưng với những gì xảy ra ở miền Trung vừa rồi, VN cần thận trọng hơn khi phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Đặc biệt không nên quá lạc quan cho rằng:
"Nếu TĐ không thân thiện với môi trường hơn điện nhiệt, điện than, tại sao người ta lại tìm tới chúng tôi để ký hợp đồng mua chỉ tiêu giảm phát thải theo “cơ chế phát triển sạch - CDM” quy định bởi Công ước khung của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Kyoto?" - Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Nguyên, chủ 3 dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Đăk Lăk, Đăk Nông.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.