Từ trước tới giờ tôi chỉ biết nếu một công ty làm ăn thua lỗ thì số lỗ đó có thể để dành bù vào thuế lợi tức trong một vài năm sau đó. Hình thức này gọi là tax credit và hầu hết các nước đều có và tùy theo luật thuế của từng nước tax credit có thể sử dụng được trong 1-3 năm (không rõ ở VN là mấy năm).
Hôm nay đọc tin này mới biết ở Mỹ có một hình thức tax credit có thời hạn rất dài (10 năm) và đặc biệt có thể mua bán được. Nghĩa là nếu công ty A (Fannie Mae) có tax credit nhưng không muốn sử dụng để bù thuế lợi tức của mình trong tương lai thì có thể bán lại cho công ty B (Goldman Sachs). Hình thức tax credit "lợi hại" này được chính phủ Mỹ sử dụng để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp. Đây có thể là một chính sách hay mà VN nên học tập.
Ở Việt Nam, tax credit được tính trong 5 năm, và trừ vào thu nhập chịu thuế chứ không trừ vào thuế đâu ạ.
ReplyDelete@Anonymous: Cám ơn bạn đã cung cấp thông tin. Tôi viết không rõ ở trên: tax credit có 2 hình thức là tax deductible (trừ vào thu nhập chịu thuế) và tax offset (trừ vào thuế). Hình thức tax credit nói trên là tax offset có thời hạn 10 năm.
ReplyDeleteThưa bác Giang, không rõ bác có thông tin nào về cách người ta 'sang nhượng' các khoản tax offset đấy không ạ. Cháu băn khoăn không biết người ta thỏa thuận giá cả cho các khoản ấy như thế nào. Tỉ dụ cty cháu có khoản tax offset là $100k. Nếu tìm được người cần mua thì cháu có thể offer giá cao hơn hay thấp hơn $100k. Và khoản chênh lệnh có thể là bao nhiêu %?
ReplyDelete@Anonymous: Tôi không có thông tin gì thêm, nhiều người cũng thắc mắc như bạn nhưng không ai biết Goldman Sachs thỏa thuận thế nào với Fannie May. Hiện giờ vụ giao dịch này đang bị bế tắc vì US Treasury không duyệt, cho nên chắc sẽ không ai biết chi tiết của cái deal này. Tuy nhiên nhiều người cho rằng Goldman sẽ trả thấp hơn $100k để nhân được $100k offset.
ReplyDelete