Monday, November 23, 2009

Market maker


Đọc bài phỏng vấn ông Trần Thanh Hải, tổng giám đốc VGB, tôi có cảm giác thị trường vàng VN thiếu các market makers. Thông thường một thị trường phải bao gồm các dealers (các cửa hàng vàng, luôn cố gắng giữ neutral position vào cuối ngày) và các market makers là các big players có khả năng long hoặc short trong một giai đoạn dài hơn các dealer có thể chịu đựng. Các market maker một phần có vốn lớn nhưng quan trọng là họ có công cụ để hedge các open positions.

Trong hoàn cảnh thị trường vàng của VN bị cấm nhập khẩu các big players không dám take short position khi giá vàng tăng, nghĩa là không làm được chức năng market maker. Tuy nhiên tôi không rõ những big player (vd SJC, PNJ, commercial banks) có tìm cách hedge giá vàng bằng derivatives bên ngoài VN hay không. Giả sử khi giá vàng trong nước sốt cao hơn giá vàng quốc tế, nếu một big player có thể hedge giá vàng bằng futures hoặc options ở bên ngoài thì họ có thể bán mạnh vàng ở trong nước mà không cần phải nhập vàng physical vào để cân bằng. Cách arbitrage này nhanh hơn rất nhiều so với phải đợi NHNN cho phép nhập.

Update (1/12): Eric Falkenstein giải thích về 5 nhóm players trong một thị trường tài chính phát triển: market maker, clearing house, originator, servicer, warehouse.


5 comments:

  1. Cái này em nghĩ MMs Việt Nam đang làm anh ạ. Nhưng có điều là làm âm thầm. Sau đó giá vàng vật chất luôn cao hơn giá TG vì lý giải phải nhập vàng giá cao - quả là siêu lợi nhuận.
    Nghĩ lại mới thấy tội người dân VN. Đầu năm xuất vàng đi giá 1000$, người dân bán vàng VC bị ép giá thấp hơn giá TG. Sau đó vàng về dưới 900$ thì ko cho nhập - vàng VC tính theo VND luôn tương đương với giá 1000$.
    Bây giờ lại cho nhập thì giá đã lên 1160$. Và ko biết bao giờ giá vàng VC tại VN có thể xuống đc nữa, vì các MMs sẽ biện hộ: "phải nhập vàng giá cao". Trong khi có thể sau khi xuất đi, họ đã tạo TK ở nước ngoài và mua vào từ khi giá còn trên dưới 900$ rồi.

    ReplyDelete
  2. Tất nhiên là các banks lớn (hoặc thậm chí chỉ cần được được kinh doanh vàng) thì thường thực hiện việc arbitrage khi có chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới quy đổi. Nhưng bản chất là các nhóm đầu cơ này đang đầu cơ "chênh lệch giá trong nước và TG quy đổi" nên dù position có bằng 0 thì vẫn có rủi ro bị lỗ nếu chênh lệch tăng cao và không có xu hướng tiến gần lại thì các nhóm đầu cơ này vẫn lỗ như thường. Tiệm vàng Tuấn tài vừa rồi thua lỗ nặng dường như cũng do việc arbitrage này mà ra đó bác. Do đó, giờ tìm ra Market makers trong thị trường vàng trong nước thì khó thật.
    Wylie

    ReplyDelete
  3. các công ty kinh doanh sàn vang như ACB đều tham gia trade qua sàn ở Dubai. Bạn nào đó cũng nói đến một ý mà mình cũng đồng tình là party ở VN khi tham gia trade ở nước ngoài chịu một basis risk lớn. Tuy underlying asset đều là vàng nhưng do VN cấm nhập khẩu vàng nên giá vàng ở VN biến động có phần khác so với thế giới nên có thể nói không hẳn là identical assets. Tùy trường hợp và position mà basis risk này tăng cao có thể mang lại lời hay lỗ.
    Tiện đây xin hỏi bác Giangle là có cách nào mà tìm được hegding ratio trong trường hợp này không. Công thức thường dùng là dựa vào volatility của 2 assets có áp dụng được không vậy?

    ReplyDelete
  4. Thị trường vàng VN bất luận là physical, papers hay vay mượn gì gì đó thì cũng nằm ngoài sự hình dung của bác hết. Derivatives mà bác đề xuất như futures thì để dành đến future mới áp dụng, còn cái options thì "Nhưng em chọn lối này, em đây chọn lối này thôi". Tặng luôn bác bài hát yêu thích của thế hệ bác mà em cũng thấy "nhấm nhẳng" ra phết. Have fun nhé bác. Hehehe

    http://mp3.baamboo.com/d/1/2496902/Em-Chon-Loi-Nay-Top-Ca-

    ReplyDelete
  5. @Anonymous ("Em chọn lối này"): cám ơn bạn gửi bài hát. Hi vọng bạn giải thích thêm về thị trường vàng VN để tôi hình dung cho đúng.

    @Anonymous (9:20AM): Trường hợp tôi nói đến là arbitrage, nghĩa là hedge ratio = 1. Trong thị trường vàng VN, basic risk chủ yếu là regulatory risk (cấm nhập khẩu). Do đó nếu bác muốn hedge physical exposure ở VN thì volatility chỉ là một phần, cái chính là xác suất NHNN sẽ mở cửa cho nhập vàng là bao nhiêu.

    @Anonymous (2:12AM): Như tôi nói ở trên, nếu các big players đã/đang arbitrage thông qua derivatives ở nước ngoài thì họ phải chấp nhận regulatory risk. Như vậy khi họ arbitrage vài chục USD/oz thì có thể coi đó là reward họ nhân được để take risk này. Nhưng đấy là lý thuyết, trên thực tế chắc chắn các big players phải có insider info và/hoặc họ tìm cách lobby để được phép nhập vàng, cho nên đúng như bạn nói chỉ tội cho dân thường.

    @Wylie: Các dealers nói chung, thậm chí cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đều có thể trade qua internet account. Tuy nhiên những người này bị liquidity risk rất cao vì chuyển tiền qua biên giới mất thời gian và họ không có vốn lớn/vay được liquidity nên có thể bị cháy túi trước khi giá vàng đảo chiều (vd Tấn Tài). Nếu có một vài market makers đủ lớn thì thị trường đã không bị volatile như vừa rồi.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.