Monday, November 16, 2009

8 lessons


John Paulson, một hedge fund manager, đã phá kỷ lục của George Soros để trở thành hedge fund có lợi nhuận kỷ lục nhất trong lịch sử: Paulson đã kiếm được $20b trong vòng chưa đến 2 năm từ cuối 2007 đến đầu 2009. Chiến thuật đầu tư của Paulson là short subprime mortgage trong năm 2007, short finance trong năm 2008, long finance trong năm 2009. Không thể có strategy nào tốt hơn. Sau đây là 8 bài học từ vụ kinh doanh này, thực ra cũng là 8 bài học về đầu tư nói chung:

1. Không nên dựa vào phân tích/dự báo của các "chuyên gia". Khi các chuyên gia quá lạc quan thì cần thận trọng.

2. Nên nhớ các thị trường luôn có bubble, trái với điều các nhà kinh tế học (academic economist) vẫn cố phủ nhận. Tất nhiên đó là rủi ro khi đầu tư nhưng cũng chính là cơ hội.

3. Cần theo dõi thị trường nợ kỹ hơn thay vì tập trung vào thị trường chứng khoán cổ phiếu. Các tín hiệu của thị trường nợ tốt hơn và sớm hơn thị trường chứng khoánn cổ phiếu.

4. Cần hiểu và sử dụng được các công cụ tài chính mới nhất. Ngay cả các ETF được list trên thị trường chứng khoán cũng có thể là công cụ tốt để triển khai ý tưởng đầu tư.

5. Cần có các biện pháp/công cụ bảo hiểm cho chiến lược đầu tư, ví dụ dùng put option để đặt ra giới hạn lỗ tối đa.

6. Cần tích cóp kinh nghiệm đầu tư. Điều này hiển nhiên đúng, nhưng nhiều khi người ta vẫn quên và cho rằng chỉ cần có một "công thức thần bí" là có thể đầu tư thành công.

7. Phải biết dừng lại đúng lúc. Đừng quá say men chiến thắng mà bỏ qua những dấu hiệu strategy của mình không còn phù hợp với tình hình thị trường nữa.

8. May mắn. Phải hiểu rằng thành công của mình luôn có một phần (lớn) may mắn trong đó. Do đó đừng quá tự tin vào strategy của mình, diversify để có nhiều cơ hội "gặp may".


Update (25/11): Còn đây là cách nhìn về John Paulson của một nhà xã hội học.


4 comments:

  1. Chú Giang, ở bài học số 3: stock market & debt market là thị trường cổ phiếu & thị trường nợ chứ ạ?

    ReplyDelete
  2. @Trang La: Cám ơn cháu, đúng là chú nhầm.

    ReplyDelete
  3. Đọc bài viết của nhà xã hội học về thương vụ kiếm lời của Paulson, em cứ băn khoăn mãi về việc liệu một nhà quản lý quỹ có trách nhiệm cảnh báo sự sụp đổ của thị trường khi họ nhìn thấy được viễn cảnh sẽ xảy ra trong tương lai?

    Là một người chuyên nghiên cứu về cycle, em nhìn thấy trước được sự sụp đổ về giá của các loại commodity từ cao su, đường, tiêu... và biết rằng rất nhiều nông dân sẽ phá sản khi giá sụp đổ. Liệu em có nghĩa vụ phải cảnh báo trước sự sụp đổ sẽ xảy ra trong tương lai không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trong một nền kinh tế thị trường em không có nghĩa vụ phải cảnh báo cho người khác biết rủi ro của họ. Nhưng em có nghĩa vụ đóng thuế để nhà nước cung cấp safety net cho những người chẳng may thất bại.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.