Nhân đọc tin này tôi tò mò muốn xem số bond $750m VN phát hành năm 2005 hiện ra sao. Search một hồi trong Datastream cũng tìm được code (59763M):
Đường mầu xanh đậm là yield (LHS-%), mầu hồng là spread (RHS-bps) so với benchmark (UST bonds). Nhìn vào đồ thị trên có thể thấy từ khi phát hành đến khoảng tháng 5/2008 bond yield khá ổn định, dao động trong khoảng 6-7%, rồi đột ngột jump từ 6 lên 8% vào tháng 5/08. Đấy là thời điểm NHNN tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát. Tuy nhiên spread đã bắt đầu tăng từ trước đó khá lâu (tháng 5/2007) chứng tỏ thị trường đã lo ngại credit rik của VN hoặc lãi suất của VN sẽ tăng trước khi VN xảy ra lạm phát cao vào đầu năm 2008.
Đến tháng 9/2008, yield tăng vọt lên gần 18%, chủ yếu vì spread tăng, hiển nhiên đây là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính. Sau đó cả yield và spread đều giảm từ từ. Đến ngày hôm qua yield còn 5.61%, spread là 289bps, đều thấp hơn so với ngay trước khủng hoảng (9/2008). Đây có thể là thời điểm tốt để VN đi vay nếu thực sự cần ngoại tệ, nhưng xin đừng giao cho Vinashin nữa.
Không biết bác đã đọc thông tin 500 triệu USD vay tu ADB sẽ cho BIDV vay lại rồi BIDV cho Vinashin va VNPT vay.
ReplyDeleteWylie
@Wylie: Thanks. Cứ cái gì mình lo ngại thì lại hay xảy ra. Cuộc khủng hoảng này là cơ hội để các nước cải tổ nền kinh tế, riêng VN là cơ hội để delay cải tổ :-(
ReplyDeleteBác Giang ơi, em chưa hiểu rõ lắm tại sao interest rate ở Việt Nam tăng thì làm yield tăng, vì đây là USD denominated bonds. 2 thị trường có overlap với nhau nhiều không ạ?
ReplyDelete@Đỗ Quốc Anh: Về lý thuyết thì không overlap, nhưng thực tế có 2 nguyên nhân làm 2 thị trường này liên quan đến nhau. Thứ nhất là credit risk. Khi VN bị lạm phát cao và NHNN phải tăng lãi suất thì credit risk của VN tăng, phản ánh qua spread tăng (xem đồ thị trên). Thứ hai là 2 markets này thường có chung một nhóm investors, cho nên ngay cả khi credit spread không đổi nhưng demand thay đổi vì investors shift từ USD sang VNĐ bonds.
ReplyDeleteCảm ơn bác Giang giải thích rất đơn giản. Em không biết gì mấy về finance. Lý do về credit default risk thì em cũng hiểu nôm na, nhưng nếu có sức ép exchange rate parity, thì việc NHNN giữ lãi suất VND cao lại có thể coi là có ít depreciation risk hơn, tức là ít credit default risk hơn phải không ạ? Có lẽ là phải có mô hình gộp cả 2 yếu tố default thì mới hiểu được, nhưng em đang nghĩ là ảnh hưởng về credit risk có thể có cả 2 chiều.
ReplyDelete@Đỗ Quốc Anh: Credit risk bao gồm nhiều yếu tố chứ không chỉ có tỷ giá. Tụi S&P/Moody khi đánh giá thường xét tổng thể tình hình macro, cho nên khi lạm phát cao và lãi suất tăng cao thì rủi ro macro khá lớn.
ReplyDelete