Wednesday, November 25, 2009

Tax burden


Tiếc là thống kê sau chỉ cho các nước OECD, không có VN. Nhìn chung châu Âu vẫn là nơi có "sưu cao thuế nặng".




Update (26/11): James Hamilton vừa có một bài rất hay về public debt, tuy số liệu về government revenue của Mỹ do Hamilton đưa ra (21%) không phù hợp với đồ thị bên trên. Hamilton cho rằng tỷ lệ public debt/GDP của một nước phụ thuộc rất nhiều vào political will của nước đó. Hay nói cách khác, nó phụ thuộc vào tính socialist trong hệ thống chính trị như bạn Anonymous (Nov 25, 5:36PM) đã nói ở dưới. Bởi vậy so sánh tỷ lệ này giữa các nước như Paul Krugman đã làm là không phù hợp. Châu Âu có thể sống với debt/GDP cao vì người dân châu Âu và các chính trị gia châu Âu chấp nhận tax burden cao như trong đồ thị trên. Ngược lại Mỹ khó có thể chấp nhận burden cao như vậy nên sustainable debt/GDP sẽ thấp hơn ở châu Âu. Tôi cũng đã có link trên blog này (chưa tìm lại được) về ý tưởng cho rằng debt/GDP còn phụ thuộc vào credit rating của chính phủ và depth của thị trường tài chính. Nghĩa là nhiều nước (đang phát triển) có muốn tăng debt/GDP lên cũng không được vì không ai cho vay khi tỷ lệ đó đạt đến giới hạn sustainable. Dù government có cố gắng đánh thuế (tax, in tiền) thì hiệu ứng Laffer curve sẽ tự động ngăn không cho tax burden tăng lên nữa, dẫn đến debt/GDP bị chặn trên.

Update (1/12): Thu ngân sách năm 2009 của VN ước tính là VNĐ390trillion, bằng 23.3% GDP. Trong khi đó chi từ ngân sách sẽ đạt VNĐ533tril, nghĩa là sẽ có deficit khoảng VNĐ140tril, tương đương 8.4% GDP.


5 comments:

  1. Thay giang giup em danh gia nhung dong thai cua NHNN trong quyet dinh vua roi ?
    1/ Tang LSCB len 8%, khong keo dai thoi gian cho vay ho tro lai suat. Ngoai viec giam tang truong tin dung, kiem che lam phat, tang tinh thanh khoan cho thi truong von, viec nay con tac dung gi khac nua khong thay ?

    2/ Cung voi viec ket hoi de binh on ty gia ngoai te, thi NHNN lai pha gia dong VN gan 5%, nhung dong thoi giam bien do giao dong tu 5% xuogn 3%. Dong tac nay em khong thuc su hieu. Sao khong pha gia 3% roi giu nguyen bien do la 5%. Phai chang day la mot buoc dem de thoi gian tiep theo thay doi tu 3% len den 5% ( cung la mot buoc de pha gia dong tien cua minh )
    Mong thay giai dap.
    Cam on thay .

    ReplyDelete
  2. Em có nhận xét là các nước đóng thuế nặng nhất là những nước nổi tiếng về bình đằng xã hội và chất lượng cuộc sống cao.

    Ngay ở trong 1 nước, ví dụ Canada, cũng có thể thấy sự khác biệt về chính sách xã hội từ tỉnh này sang tỉnh khác, tùy theo chính sách thuế. Tỉnh nào đóng thuế nặng hơn, thì trẻ em và người nghèo ở đó thường được bảo vệ tốt hơn, ví dụ như giá tiền nhà trẻ thấp, ko mất tiền ăn trưa ở trường học, học phí đại học thấp, chữa bệnh ko mất tiền ...

    ReplyDelete
  3. @Anonymous (5:20PM): Tôi sẽ viết về vấn đề này nhưng cần tìm hiểu thêm số liệu đã.

    @Anonymous (5:36PM): Tôi cũng đồng ý với nhận xét của bạn. Như tôi viết ở phần update bên trên, nhiều khi chính phủ có muốn đánh thuế cao lên cũng không được.

    ReplyDelete
  4. Em hiểu là trên biểu đồ phần đầu bài bác Giang nói đến tax/GDP, tức là flow, còn phấn update là debt/GDP, mà debt ở đây là stock. Việc sống với debt/GDP cao thì khác với việc sống với tax revenue/GDP cao. Vấn đề chính trị của nợ ở Mỹ xét cho cùng là vì thuế (thứ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân) chứ không phải vì nợ. Em nghĩ khó khăn của Mỹ chính là ở chỗ ai cũng expect nước Mỹ về dài hạn sẽ quay lại một tỷ lệ debt/GDP thấp, và vì thế nhất thiết sẽ phải tăng thuế tương đối nhiều để giảm stock nợ. Ngược lại, để chấp nhận một tỷ lệ debt/GDP cao hơn về dài hạn thì cũng không cần tăng thuế nhiều lắm (thuế tăng chỉ cần đủ để trả phần lãi của phần tăng debt).

    ReplyDelete
  5. @Đỗ Quốc Anh: QA nói đúng, bảng trên là flow còn lập luận của James Hamilton là về stock. Nhưng chính vì politics của Mỹ chỉ chấp nhận flow thấp nên kéo theo stock phải thấp. Ngược lại vấn đề ideology (free market/small government) quyết định stock thấp và do đó chỉ cần flow nhỏ để support.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.