A random non-economic thought :-)
Các vị vua chúa từ xa xưa đã cố gắng tìm những loại thuốc có thể giúp họ trường sinh bất tử, và có lẽ không chỉ vua chúa đã bỏ tiền và công sức cho ước mơ này. Ngày nay, mặc dù giấc mơ bất tử đã được loài người gác lại, những cố gắng nghiên cứu về lão hóa và khả năng kéo dài tuổi thọ vẫn là những ưu tiên hàng đầu của khoa học. Điển hình là giải Nobel y học năm 2009 đã được trao cho 3 nhà khoa học trong lĩnh vực này.
Thời Ai cập cổ đại, các Pharaohs có lẽ đã cho rằng chìa khóa của bất tử là giữ lại cơ thể sinh học của mình. Bởi vậy họ đã phát triển kỹ nghệ ướp xác và xây dựng những kim tự tháp kiên cố để sau khi chết đi cơ thể của họ sẽ được gìn giữ vĩnh cửu. Chắc các Pharaohs tin rằng trong tương lai con cháu họ sẽ tìm ra một loại thuốc hoặc phép thuật để hồi sinh lại cha ông mình (e.g. The Mummy). Gần đây một số người cũng tin như vậy và họ chuẩn bị cho mình những "phòng lạnh" để giữ lại cơ thể sau khi chết, chờ đến khi khoa học phát triển sẽ phục sinh trở lại.
Khái niệm bất tử này gắn liền với sự trường tồn sinh học của một cơ thể, mặc dù là tự nhiên nhưng không phải duy nhất. Nếu những ai tin vào thế giới tâm linh và việc gọi hồn của các ông đồng bà cốt, hẵn nhiên phải tin rằng "linh hồn" của mỗi người bất tử. Như vậy bên cạnh một cơ thể sinh học không bất tử, bất kỳ ai cũng đã có một "linh hồn" bất tử. Nếu các vị vua chúa phải rất tốn kém để cố giữ lại khả năng bất tử cho thể xác sinh học của họ, giới cần lao chẳng tốn một xu vẫn có được sự bất tử của cá nhân mình.
Trong phim Ghost, khi linh hồn của Sam nhập vào cơ thể bà đồng Whoopi Goldberg, bà đồng này đã có những hành động "tình cảm" với Demi Moore. Hãy thử tưởng tượng rằng thay vì Sam nhập vào cơ thể của bà đồng, Demi Moore thuê GS Ian Wilmut clone một cơ thể giống hệ như Patrick Swayze để Sam nhập vào, liệu đây có phải là một cách để Sam trở thành bất tử? Hay là một cách để loài người thực hiện giấc mơ bất tử cả về thể xác lẫn linh hồn?
Tất nhiên kế hoạch này, mặc dù còn phải đợi rất lâu để kỹ thuật nhân bản vô tính trở nên reliable, vẫn phải dựa trên giả định "linh hồn" của mỗi người tồn tại vĩnh cữu và nó có khả năng xâm nhập vào một cơ thể sống (có lẽ còn cần nghiên cứu xem Whoopi Goldberg có DNA đặc biệt nào mà linh hồn của Sam có thể nhập vào được). Mặc dù vấn đề "Đảng bảo không, nhân dân bảo có" này còn tranh cãi, ngay cả nếu linh hồn có thật và bất tử, chắc gì nó đã muốn quay về một cơ thể sống. Chẳng phải cuối phim Ghost, linh hồn của Sam đã bay lên thiên đàng đó sao. Thiên đàng phải tốt hơn hạ giới chứ.
Vậy các nhà khoa học cần đi thêm một bước nữa, nghĩa là phải phát minh ra công nghệ clone luôn "linh hồn" để nạp vào cái cơ thể sinh học sẽ được clone sau khi một người qua đời. Tôi mường tượng đây sẽ là kết quả của sự phối hợp giữa sinh học và khoa học máy tính, đặc biệt là ngành artificial intelligence. Có thể tưởng tượng rằng trong tương lai người ta có thể "download" toàn bộ "memory" của một bộ não vào máy tính, hay vào một cái thẻ USB cho gọn. Sau đó "upload" lại số memory này vào bộ não của một cơ thể sinh học mới được cloned. Vậy là đã có giangle version 2, sống tiếp vài chục năm nữa rồi vòng cloning lặp lại, chỉ có điều lần này khi download cần phải có 2 cái thẻ USB vì memory của giangle ver 2 chắc sẽ doubled.
So far so good. Thế rồi đến một lúc nào đó giangle ver N bỗng nảy ra ý nghĩ, tại sao mình cứ nhất thiết phải nằm trong một cái cơ thể sinh học. Nếu có một cách nào đó mình có thể interact được với thế giới bên ngoài mà không cần phải có mắt, mũi, tai, hay tay để viết blog, việc trói buộc "linh hồn" trong một cơ thể sinh học có thể là một trở ngại hơn là một điều desirable, chưa kể cloning chắc sẽ tạo ra nhiều greenhouse gas. Đành rằng tồn tại sinh học cho phép giangle hưởng thụ "tứ khoái" trong cuộc sống, xét về mặt thần kinh đấy cũng chỉ là những sung xung điện kích thích vào một vài vùng nào đó trong bộ não sinh học của giangle. Cho nên nếu các nhà sinh học và khoa học AI có thể tạo ra một "bộ não" vật lý "bền" hơn bộ não sinh học và cũng có đủ các chức năng "tư duy" và "hưởng thụ" như một bộ não sinh học (thực ra chức năng "tư duy" có thể sẽ được cải thiện hơn rất nhiều nhờ vào sức mạnh tính toán của các máy tính bổ trợ), đến một lúc nào đó nhu cầu clone cơ thể sinh học sẽ giảm dần. Loài người sinh học sẽ tuyệt chủng?
Câu hỏi đó để các nhà xã hội học và triết học trả lời. Ở đây tôi chỉ muốn nêu ra vấn đề bất tử mà loài người hằng theo đuổi không chỉ và không nên giới hạn trong bất tử của cơ thể sinh học. Bất tử của "linh hồn" có lẽ quan trọng hơn nhiều. Nếu vài trăm năm sau, con cháu của giangle ver 1 vẫn có thể trò chuyện với anh ta, mặc dù cơ thể sinh học của giangle đã trở thành cát bụi từ lâu, há chẳng phải gianle đã bất tử hay sao? Entry này viết sau khi tình cờ nghe lại Paul Anka:
Every time I kiss my children
Papa's words ring true
"Your children live through you.
They'll grow and leave you, too"
I remember every word my papa used to say
I live that every day
He taught me well that way
Papa
Everyday my papa worked
To help to make ends meet
To see that we would eat
(To) keep those shoes upon my feet
Every night my papa would take
And tuck me in my bed
Kiss me on my head
After all my prayers were said
Growing up with him was easy
time just flew on by
The years began to fly
He aged and so did I
I could tell
That mama wasn't well
Papa knew and deep down so did she
So did she
When she died
My papa broke down and cried
All he said was, "God, Why not take me!"
Every night he sat there sleeping in his rocking chair
He never went upstairs
All because she wasn't there
Then one day my Papa said,
"Son, I'm proud (of) the way you've grown
make it on your own
I'll be O.K. alone."
Every time I kiss my children
Papa's words ring true
"Your children live through you.
They'll grow and leave you, too"
I remember every word my papa used to say
I live that every day
He taught me well that way
Every night my papa would take
And tuck me in my bed
Kiss me on my head
After all my prayers were said
Every night my papa would take
And tuck me in my bed
Tuck me in my bed
After all my prayers were said
Haha. Hay!
ReplyDeleteCó lẽ Giang chưa đọc về luân hồi bên Phật học nên viết entry này theo thuần túy khoa học. Nếu thuần túy khoa học thì không giải thích được tại sao có những người không học nhưng vẫn làm lãnh tụ hay một người như Bill Gates chẳng hạn.
ReplyDeleteCó những con người sinh ra để khai sáng cho nhân loại, vì họ đã lĩnh hội kiến thức nhân loại trước đó. Việc họ đến và đi ở cõi đời này là để rong chơi và khai sáng. Họ học 1 nhưng hiểu 10. Cùng 1 thời gian so với người khác, nhưng họ làm việc bằng triệu lần người khác làm. Từ học đi đến hành là 1 khoảng cách rất xa. Cò những người không học, nhưng hành rất giỏi và ngược lại. Đó cũng là 1 cách để bất tử. Bất tử không có nghĩa đen đơn giản theo dạng bất tử sinh học.
Cuối tuần vui vẻ,
Hi bác Giang, bài viết hay! Hồi trước tôi cũng viết 2 đoạn về cùng chủ đề
ReplyDeletehttp://www.procul.org/blog/2005/04/20/tiến-hoa-của-tinh-thần/
http://www.procul.org/blog/2005/02/08/ảo-giac/
BTW, Những người tin vào 'linh hồn' sẽ không đồng ý rằng linh hồn có thể là tập hợp các trạng thái của capacitors, vì -- theo định nghĩa -- hồn là phi vật chất.
Hưng
Các bác "bay" vèo vèo thành Trích Tiên cả rồi.
ReplyDeleteMà giangle ver 1 đã hay "cãi" và lý sự thế này rồi thì e rằng kéo dài quá cũng không ổn lắm.
ReplyDeleteEm xin đề cử 1 phim về chủ đề này: Sleeper kể chuyện 1 anh sống lại sau 200 năm bị ướp đá (của Woody Allen, 1973). Viễn cảnh trong phim bắt đầu khá là đen tối : Con người lúc đó bị tẩy não, các thú vui đều nhờ máy móc vì tất cả đàn ông đều "kém" ... trừ những người gốc Ý. Vì độc tài ác mân quá, nên sau đó có underground movement trong rừng để lật đổ chế độ hehe. Phim hài politics + sexuel kiểu Woody những năm 70.
ReplyDeleteBác Giang có nhận xét j về vấn đề bộ 3 bất khả thi ở Vn trong thời gian gần đây không?
ReplyDeleteLãi suất thực vẫn dương(7%-6.8%), tăng trưởng dương(5%, trong khi nhiều nước khác bị âm) va tỷ giá vẫn ổn định trong tầm 17k chưa vượt qua 18k trong mấy tháng liền
Vậy Vn điều hành chinh sach rất tốt....
Little children everywhere.
ReplyDeleteWhen you see them I'll be there :-D
hihi, bác Giang định đăng ký giải Nobel năm nào đó ?
ReplyDelete@All: Cám ơn các bác đã chia sẽ và comment mấy cái ý "lẫn thẩn" của tôi.
ReplyDeleteCám ơn bác Ngô Quang Hưng đã gửi links, 2 bài viết của bác rất thú vị.
@Anonymous (Nov 8, 9:50 PM): Tôi sẽ viết về vấn đề này trong thời gian tới.