Khi tôi được một người bạn dắt vào "thăm quan" Crown Casino ở Melbourne, anh bạn tôi cho biết trong sòng bạc lớn nhất Úc này có 3 ngôn ngữ chính: tiếng Anh, tiếng Hoa, và tiếng Việt. Mấy năm lại đây khi thấy người người đổ xô đi "lướt sóng" trên thị trường chứng khoán, rồi gần đây là các sàn vàng, nghiệm thấy đúng là dân Việt mình máu mê đỏ đen thật.
Tuy nhiên sau khi đọc xong bài Responsible finance của Private sector development blog (WB) tôi chợt nghĩ có lẽ mức độ ham mê "đỏ đen" của người Việt một phần do sự thiếu hiểu biết, hay nói chính xác hơn thiếu giáo dục về personal finance của người VN. Tôi không rõ khi một nhà đầu tư đến mở tài khoản ở một công ty chứng khoán hay sàn vàng người đó có được cảnh báo về rủi ro khi "lướt sóng" hay không. Nói chung ngay cả ở các nước phát triển nơi luật pháp qui định rất chặt về những yêu cầu cảnh báo như vậy, các công ty chứng khoán cũng tìm mọi các "lấp liếm" rủi ro để chiêu dụ khách hàng. Ở Úc bất kỳ tài liệu marketing nào về các sản phẩm tài chính đều phải kèm theo dòng chữ "Past performance is not indicative of future results", nhưng dòng chữ này luôn được in rất nhỏ (small print) để khách hàng không để ý.
Do vậy việc giáo dục kiến thức và ý thức về personal finance được chú trọng ngay ở cấp phổ thông. Mặc dù hiệu quả giáo dục không thể nào hoàn hảo và không thiếu những người nướng cả gia sản vào những canh bạc ở casino hay sàn chứng khoán, ngoại tệ, thậm chí cả derivatives, nhưng tôi tin rằng những bài học cơ bản về responstible finance đó cũng giúp ngăn ngừa một phần tính máu me cờ bạc sau này. Việc ngăn ngừa bớt những vụ tự tử vì thua bạc hay phá sản vì thua chứng khoán không chỉ giảm bớt đau khổ cho mỗi cá nhân mà còn giảm bớt gánh nặng và rủi ro cho xã hội. Bởi vậy giáo dục về responsible finance có thể coi tương đương như giáo dục về luật giao thông, bảo vệ sức khỏe, hay thậm chí giáo dục giới tính.
Trong bài viết Responsible finance tôi có link ở trên, Philippines đã bắt đầu đưa giáo dục về financial literacy vào trường phổ thông (lớp 1-6). Đây là điều VN nên học hỏi.
Kính chào anh Giang.
ReplyDeleteTôi tình cờ được biết trang web rất bổ ích của anh qua một đồng nghiệp, tôi rất khâm phục kiến thức uyên bác cùng với nhiệt tình của anh khi lập trang web này.
Rất mong trong tương lai sẽ được anh tư vấn về một số vấn đề về tài chính cá nhân. Đề tài responsible finance nói trên rất lý thú mà những nhà đầu tư nhỏ lẻ cần biết.
Một lần nữa cảm ơn anh.
NTTT
Một điểm cần bàn đến là chi phí cơ hội khi tham gia đầu tư. Như ở TQ có rất nhiều nhà đầu tư là người về hưu và có tiền tiết kiệm. Họ lên sàn như là một thú vui vậy. Ở VN cũng thế, co nhiều người có thu nhập cố định từ cho thuê nhà đất, cửa hàng và thừa thời gian. Nếu không chơi chứng khoán thì cũng lô, đề, cá cược đá bóng... Nếu bác GiangLe về VN đi đến các quán cafe thì sẽ thấy có một tầng lớp rất đông ngồi ăn sáng, cafe cả buổi sáng. Câu chuyện của họ chỉ xoay quanh bất động sản, chứng khoán (mã này lên hay không) rồi thì chiều này lô về con gì, tối nay có trận bóng nào không và nên đánh cửa nào. Thực sự là họ rất năng động trong đầu tư đấy chứ.
ReplyDelete@Anonymous: Tôi vẫn nhớ cái cảm giác thảnh thơi ăn sáng uống cafe rất ... VN đấy. Giờ thì chỉ mong một ngày có thêm vài tiếng để còn viết blog :-)
ReplyDelete