Wednesday, November 25, 2009

Miller-Moore Amendment


Felix Salmon cho biết Nghị sĩ Brad Miller, đồng tác giả của Miller-Moore Amendment, vừa phải vào comment trong blog của Salmon và blog của Yves Smith để phản hồi lại một số phê phán của giới bloggers về luật này. Thêm một bằng chứng nữa cho thấy giới econblog càng ngày càng có ảnh hưởng vào chính trường Mỹ. Vậy Miller-Moore Amendment là gì?

Trước đây mỗi khi một ngân hàng phá sản FDIC sẽ phát mãi toàn bộ assets của ngân hàng này và trả nợ cho các chủ nợ. Trình tự trả nợ là những người có secured loans (có thế chấp) sẽ được trả toàn bộ số tiền đã cho vay, sau đó phần còn lại sẽ chia cho các unsecured debt holders. Trong số những unsecured debt holders này số đông là người dân gửi tiền trong ngân hàng đó. Vì FDIC bảo đảm sẽ bồ thường cho số tiền gửi (bảo hiểm tiền gửi) đến một giới hạn nào đó (hiện là $250K), cho nên nhiều trường hợp FDIC sẽ phải lấy tiền của mình (tức là tiền của chính phủ hay taxpayer money) ra để bồi thường vì số tiền còn lại sau khi trả cho secured debt holders không đủ để bồi thường số tiền gửi.

Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, số lượng ngân hàng bị phá sản tăng nhanh (hiện đã vượt 120) nên FDIC bị lỗ nặng và có khả năng sẽ không còn tiền để bồi thường. Do đó FDIC phải tính đến một số phương án tăng số tiền trong quĩ của mình (tăng phí bảo hiểm, yêu cầu các ngân hàng ứng trước phí bảo hiểm cho 3 năm tới, vay nợ trên thị trường vốn) hoặc giảm số tiền phải trả cho secured debt holders. Phương án thứ hai chính là Miller-Moore Amendment. Theo cách này, một số secured debt sẽ chỉ còn nhận được 80% số nợ, 20% còn lại sẽ bị gộp chung với unsecured debts. Sau khi dự luật được đưa ra giới báo chí và bloggers phản đối gay gắt, cho rằng như vậy bất công cho các chủ nợ và sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng vay secured debt của các ngân hàng. Đó là lý do tại sao Brad Miller phải lên tiếng trong thế giới blog.

Lập luận của Miller là đa số các bloggers và báo chí, thậm chí cả bankers, hiểu sai nội dung của luật này. Cuộc khủng hoảng vừa rồi, nhất là trường hợp của Lehman và AIG cho thấy hệ thống tài chính Mỹ có một problem sau. Mỗi khi một ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, nó thường phải đi vay (secured) với những điều kiện rất thiệt thòi và trong đa số trường hợp các secured creditor mới đòi hỏi collateral rất nhiều. Do đó chỉ trong vài ngày cuối trước khi phá sản gần như toàn bộ assets của ngân hàng sẽ phải dùng làm collateral cho các secured debts cuối cùng, dẫn đến các unsecured creditors không còn gì nữa và FDIC càng bị thâm hụt nặng. Giải pháp của Miller-Moore là khi thanh lý tài sản và đền bù cho các secured creditors, FDIC sẽ xác định những creditors nào đã cho vay trong những ngày cuối cùng và sẽ áp dụng "20% haircut" như đã nói ở trên. Như vậy những secured creditors trước đây không bị ảnh hưởng và vẫn được đền bù đủ (theo số collateral của hợp đồng vay trước đó). Trên thực tế điều này sẽ giúp cho các secured creditor cũ không bị thiệt vì tình trạng "jumping the queue" của các secured creditors mới trong những ngày cuối cùng. Tất nhiên cũng giúp giảm bớt gánh nặng bồi thường của FDIC.

Không biết tình trạng tài chính của Bảo hiểm Tiền gửi VN như thế nào, nhưng đây là một bài học hữu ích cho cơ quan này.

Update (1/12): Một bài tóm tắt rất chi tiết của James Kwak.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.