Bùi Trinh, một chuyên gia của TCTK về các mô hình cân bằng tổng thể, vừa có một bài viết phê phán xu hướng "tái cơ cấu kinh tế" máy móc của các địa phương. Cụ thể là tỉnh nào hiện nay cũng cố gắng giảm tỷ lệ GDP từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, vừa không tận dụng được lợi thế so sánh của địa phương mình, vừa gây ra một cuộc đua phá rào thu hút đầu tư mà hậu quả là tất cả các tỉnh đều thiệt.
Trong lý thuyết cân bằng tổng thể, các ngành khác nhau ở các địa phương khác nhau sẽ có tác động (multiplier) khác nhau vào tăng trưởng kinh tế và việc làm với cùng một "liều kích thích". Sự khác nhau này phụ thuộc vào "công nghệ" của ngành sản xuất đó và các linkages trong quá trình sản xuất (gồm cả kinh tế lẫn phi kinh tế, vd vị trí địa lý, thổ nhưỡng, thời tiết, quan hệ bạn hàng, thói quen tiêu dùng...). Bởi vậy cơ cấu kinh tế tối ưu cho mỗi vùng, theo tiêu chí tăng trưởng và việc làm, không phải lúc nào cũng là công nghiệp và dịch vụ chiếm chủ yếu. Trong bối cảnh chính phủ/các tỉnh muốn khuyến khích đầu tư hay bỏ tiền ngân sách ra đầu tư thì cần trú trọng vào các ngành có "độ lan tỏa" cao để đạt hiệu quả đồng vốn cao nhất và có tác dụng tốt nhất lên tăng trưởng và việc làm.
Bên cạnh cách hiểu về "tái cơ cấu" như tác giả Bùi Trinh chỉ ra, còn một khái niệm "tái cơ cấu" nữa cũng quan trọng không kém. Đó là tái cơ cấu về sở hữu sản xuất, nghĩa là dịch chuyển từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân hay nước ngoài. Cho đến nay hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả không cao, do vậy cổ phần hóa là một chính sách đúng và cần phải làm càng nhanh càng tốt. Tái cơ cấu kinh tế để nâng tỷ lệ khối doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài sẽ có tác động tích cự lên nền kinh tế dù ở bất kỳ ngành nào hay địa phương nào.
Một bài học quan trọng của Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2000 là tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân và nước ngoài phụ thuộc nhiều vào các infrastructure (trong trường hợp này là qui định pháp lý) hơn là cổ phần hóa. Không kể sự thiếu thốn infrastructure, hiện tại khối doanh nghiệp nhà nước có nhiều ưu tiên hơn trong việc access vào các infrastructure cần thiết cho phát triển, vd vay vốn, xin các loại giấy phép, thủ tục, xin cấp/thuê đất... Bởi vậy để đẩy nhanh quá trình "tái cơ cấu" nền kinh tế theo nghĩa tỷ lệ sở hữu thì việc tạo một mặt bằng bình đẳng cho các thành phần kinh tế cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, thay vì đầu tư thêm cho khối doanh nghiệp nhà nước, resource cần được phân bổ vào phát triển cơ sở hạ tầng, cả cứng lẫn mềm. Đây là một chinh sách tái cơ cấu quan trọng không kém cổ phần hóa và có tác động quan trọng hơn nhiều so với phong trào dịch chuyển cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ mà tác giả Bùi Trinh đã phê phán.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.