Thursday, December 4, 2008

Crisis end?


Vừa mới viết về crisis extension xong thì hôm nay tình cở cả Robert Lind (RBS-ABN Amro) và Gerard Minack (MS) đồng loạt đề cập đến vấn đề cuộc khủng hoảng sẽ chấm dứt như thế nào.

Theo Robert Lind cuộc họp của FOMC ngày 15-16 này dù Fed có quyết định cắt lãi suất hay không cũng không quan trọng bằng việc Fed có chính thức thừa nhận đã bắt đầu thực hiện quantitative easing (QE) hay không. Thật ra các nhà kinh tế và cả một số quan chức của Fed đã đặt vấn đề này vài tuần trước, nhưng việc Bernanke thừa nhận chính thức QE có hai hệ quả quan trọng. Thứ nhất, nếu Fed công bố chính thức QE, nhiều central banks khác sẽ buộc phải nối bước theo Fed vì không muốn đồng tiền của mình lên giá so với USD làm ảnh hưởng đến external competitiveness của mình. Tuy nhiên đối với các nước đang phát triển, nếu không có macro fundamentals tốt (thặng dư mậu dịch, dự trữ ngoại tệ lớn, thâm hụt ngân sách nhỏ, lạm phát thấp), chuyển sang QE có rất nhiều rủi ro. VN nằm trong số này và việc SBV rất "từ tốn" trong việc giảm lãi suất có thể là cách để SBV để dành "vũ khí" cho thời gian tới.

Hệ quả thứ hai là nếu Fed công bố QE chính thức thì trong cuộc họp tới Fed sẽ phải bàn về "exist strategy". Đây sẽ là vấn đề rất khó khăn cho Bernanke bởi vì Bernanke chưa có kinh nghiệm gì về QE. Gerard Minack cho rằng Bernanke, trong thời gian là giáo sư kinh tế ở Princeton, đã tích cóp nhiều kiến thức về Great Depression nên biết phải làm gì để chống lại deflation. Đấy là lý do tại sao trong thời gian qua Fed rất nhanh nhạy khi đưa ra hết biện pháp này đến biện pháp khác chống lại khủng hoảng. Tuy nhiên khi rút ra khỏi QE Fed và Bernanke sẽ rất dễ mắc phải sai lầm. Nếu lạc quan quá sớm như Japan năm 1995-1996 thì có thể sẽ dập tắt sự phục hồi kinh tế mới manh nha. Ngược lại nếu rút ra quá muộn thì sẽ lập lại sai lầm của Greenspan thời 2002-2003, tạo tiền đề cho một asset price bubble mới.

Thật ra nói Fed hoàn toàn không có kinh nghiệm gì về QE chưa hẳn chính xác. Một trong các biện phát QE Bernanke vừa tuyên bố là sẽ mua long-term securities để kéo lãi suất ở long end xuống. Cộng với việc support cho money market và trả lãi suất cho excess reserve, mua long-term securities sẽ làm đường yield curve flatten out. Những năm 1960s Fed đã từng thực hiện một biện pháp gọi là "
Operation Twist" (OT) với cách thức rất giống những gì Bernanke vừa tuyên bố. Mục đích của OT thời điểm đó cũng nhằm flatten the yield curve nhưng kết quả không được khả quan cho lắm. Cuối cùng, đến năm 1965 Fed đã phải chấm dứt OT quay lại với short end cho đến ngày hôm nay.

Nên nhớ rằng các biện pháp QE của Bernanke phức tạp hơn nhiều OT của năm 1960s, do vậy còn quá sớm để đánh giá tính hiệu quả của QE. Tuy nhiên Gerard Minack hoàn toàn chính xác khi cho rằng xác suất Bernanke và Fed sẽ mắc sai lầm khi rút ra khỏi QE là rất cao. Ngày 16 tới sau khi FOMC họp xong chắc chắn các nhà kinh tế sẽ phải "soi" từng chữ của bản statement lần này.


Update (8/12): BoE và ECB bắt đầu tính đến QE.



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.