Sunday, December 14, 2008

Policy lags


Tôi có lần đã thảo luận về policy lag ở đây, bài này của Mark Thoma liệt kê đầy đủ hơn các loại lags:

1. Information lag: là độ trễ của việc thu thập số liệu liên quan đến tình hình kinh tế. Một số chỉ tiêu kinh tế chỉ được thu thập định kỳ hàng quí hay thậm chí hàng năm nên policy makers sẽ không có được số liệu hiện tại để ra chính sách. Ở các nước phát triển việc thu thập thông tin kinh tế đã được private sector tham gia khá nhiều, vừa giúp giảm bớt độ trễ này vừa đa dạng hóa các nguồn thông tin. VN có lẽ cũng nên khuyến khích xu hướng này.

2. Recognition lag: là độ trễ từ khi có thông tin đến khi thông tin được phân tích và bức tranh về nền kinh tế được hiểu một cách rõ ràng. Thoạt nhìn chúng ta có thể cho là độ trễ này không nhiều, nhưng trên thực tế, trừ những trường hợp quá rõ ràng như khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, đa phần những phân tích đánh giá số liệu phải chấp nhận mức độ sai số cao nên các policy makers có thể sẽ dè dặt khi đưa ra quyết định. Điển hình nhất là RBA của Úc và ECB của châu Âu đã không nhận ra nguy cơ suy thoái trong nửa đầu năm 2008 nên đã tăng lãi suất cho đến tận giữa năm. SBV của VN cũng bị trễ tương tự trong năm 2007 nên đã để lạm phát tăng vọt trong những tháng đầu 2008.

3. Legislative lag: đây là độ trễ từ khi chính sách được xây dựng cho đến khi nó được các cơ quan quyền lực thông qua. Cái này quan trọng ở Mỹ vì vai trò của QH Mỹ rất lớn. Ở VN có lẽ các cơ quan hành pháp có thể quyết định chính sách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên quyết định nhanh không phải lúc nào cũng tốt. Một độ trễ nhất định cộng với việc công khai chính sách cho các thành phần khác nhau trong xã hội tham gia góp ý có thể sẽ hòan thiện chính sách hơn. Ví dụ tiêu biểu là TARP của Paulson vừa rồi đã được các nhà kinh tế học góp ý rất nhiều.

4. Implementation lag: độ trễ từ khi chính sách được thông qua đến khi nó được thực hiện. Độ trễ này phụ thuộc nhiều vào tính chất của chính sách. Ví dụ chính sách tiền tệ có độ trễ thực hiện rất ngắn trong khi chính sách tài khóa lại có độ trễ dài hơn vì phải có thời gian chuẩn bị. Nó cũng phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của hệ thống hành chính và vai trò của người lãnh đạo kinh tế của một nước hay một ngành.

5. Effectiveness lag: độ trễ từ khi chính sách được thực hiện đến khi nó có tác dụng vào nền kinh tế. Độ trễ này cũng phụ thuộc vào tính chất của chính sách, chính sách tiền tệ có độ trễ lâu hơn chính sách tài khóa. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào đặc thù và cơ cấu nền kinh tế cũng như các điều kiện bên ngoài. Ví dụ chính sách kích thích xuất khẩu phụ thuộc vào global demand và khả năng uyển chuyển của các doanh nghiệp xuất khẩu khi đi tìm thị trường.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.