Monday, November 3, 2008

AIG


Cuối cùng thì AIG cũng công bố tổng số CDS đã bán ra: hơn $400b. Còn nhớ ngày 16/9 ngay sau khi Lehman tuyên bố phá sản Fed đã phải khẩn cấp cho AIG vay $85bn với lãi suất là Libor+8%. Tại sao AIG lại cần một số tiền lớn như vậy và chịu chấp nhận trả lãi suất cao như vậy? Đơn giản vì AIG lúc đó đang đứng trước a greatest margin call in the history. Đó là margin call cho $400b CDS mà AIG đã bán chứ không đơn thuần là margin call cho Lehman's CDS.

Trong thị trường CDS có một qui luật bất thành văn là nếu người bán CDS có credit rating AAA thì được miễn không phải trả initial margin và margin call sau đó nếu CDS bị mất giá (spread tăng). Trước khi Lehman phá sản, AIG là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới và nghiễm nhiên có rating AAA. Bởi vậy AIG có một lợi thế rất lớn so với các CDS underwriters khác vì không phải pay margin cho các CDS của mình bán ra. Có lẽ vì thế mà AIG đã trở thành CDS underwriter lớn nhất trên thị trường này.

Vào ngày Lehman phá sản 15/09, AIG bị cả Fitch và S&P downgrade, ngay lập tức mất lợi thế của mình trên thị trường CDS và phải chuẩn bị một lượng cash rất lớn để meet margin call. Điều này làm AIG không còn cách nào khác là chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào của Fed để được vay tiền nếu không muốn phá sản. Ngược lại, Fed cũng không còn option nào khác là phải bailout AIG vì thị trường sẽ không thể chịu được sự sụp đổ của công ty này.

Tuy nhiên để tránh moral hazard, Fed cố tình đưa ra lãi suất cắt cổ Libor+8% (WSJ tính ra lãi suất AIG phải trả hàng tháng là $1b) để "dọa" thị trường là chính. Trên thực tế, US Treasury sẽ nhân được 79.9% cổ phần của AIG (tại sao lại là 79.9% chứ không phải 80% cũng là một vấn đề thú vị) nên thực tế tiền chỉ chảy từ túi của Treasury sang Fed chứ chẳng phải Fed cho vay nặng lãi gì cả.

Update( 04/11): Theo Charles Davi (Derivatives Dribble) AIG, MBIA và các traditional insurance companies khác khi tham gia vào thị trường CDS đã áp dụng business model của một insurer chứ không phải của một swap dealer. Sự khác biệt này rất quan trọng vì insurer là người absorb risk trong khi swap dealer là người transfer risk. Bởi vậy khi risk event xảy ra, swap dealer không bị ảnh hưởng nhiều trong khi insurer bị rất nặng. Đó chính là lý do vì sao insurer bị regulate cẩn thận hơn (về mặt capital adequacy). Tuy nhiên AIG đã lách luật khi lý luận rằng CDS không phải là sản phẩm insurance.

Update (09/11): Theo Yves Smith (naked capitalism), Treasury chỉ nhận 79.9% vì từ 80% trở lên sẽ phải consolidate balance sheet của AIG vào balance sheet của mình. Hiện tại AIG đang "gạ gẫm" xin tiếp tục đổi debt lấy equity nhưng Treasury không muốn vượt quá mức 80% này. Lý do AIG lại tiếp tục cần tiền vì sắp phải trả cho CDS của 3 ngân hàng Iceland vừa phá sản.

Update (08/02/10): Felix Salmon chỉ ra rằng nếu vào thời điểm tháng 9/08 US Treasury nationalized AIG thì AIG sẽ có AAA rating vì sẽ có credit rating của US government. Như vậy AIG sẽ không phải nộp thêm collateral cho các trading partners, mà lớn nhất là Goldman Sachs. Điều này sẽ giúp giảm bớt liquidity pressure cho AIG và giảm panic trên thị trường.


1 comment:

  1. Trong bài anh có nêu thuật ngữ: risk event.
    Anh có thể giải thích cho em rõ hơn về thuật ngữ này không. Và tiện thể cho em hỏi anh có biết khái niệm thuật ngữ : model risk event - và ví dụ về nó.
    Cảm ơn anh.
    Mail của em: vuive1411@yahoo.com

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.