Trong vòng khoảng 1 tuần trở lại, mặc dù tình hình thị trường Mỹ xấu đi rất nhiều và số liệu kinh tế Mỹ cũng không có gì sáng sủa, đồng dollar Mỹ tăng giá một cách lạ thường so với hầu như tất cả các đồng tiền lớn khác. Đối với Euro có thể do tình hình hệ thống ngân hàng châu Âu cũng đang gặp khó khăn và các nền kinh tế ở đây cũng có dấu hiệu suy thoái. Nhưng để USD tăng giá mạnh và đồng đều như vậy, lý do không chỉ ở các chỉ số kinh tế (fundamental).
Nhìn lại hai cột mốc khủng hoảng lớn kể từ khi subprime crisis bùng nổ: tháng 8/2007 và tháng 3/2008 có thể thấy một điểm chung là dollar funding squeeze. Nghĩa là các ngân hàng giữ USD lại không cho vay trên thị trường liên ngân hàng để phòng ngừa rủi ro thanh khoản. Trong cả hai đợt squeeze này, đồng Euro mất giá hơn 3% so với USD trong vòng vài ngày, sau đó Euro đảo chiều tăng lại hơn 5%. Điểm đặc biệt là khi Euro đảo chiều thì đồng Yen cũng mất giá so với USD vì investors quay lại carry-type stragegy.
Tuy nhiên lần này có thể sẽ khác vì tình hình châu Âu đã xấu hơn nhiều sơ với hai lần trước. ECB vừa tuyên bố giữ nguyên lãi suât nhưng Trichet đã dovish hơn nhiều. Ngoài ra $620bn swap lines giữa Fed và các central banks lớn khác sẽ là một shock absorber cho USD trong vài tuần tới. Cả Fed và ECB đều không muốn thấy USD giao động mạnh trong thời gian này, khi mà uncertainty về cuộc giải cứu của Paulson chưa rõ ràng.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.