Sunday, October 5, 2008

Two stages: Swedish experience

Tóm tắt bài viết của Robert Lind, ABN Amro - RBS:

Nền kinh tế Thụy điển vào cuối thập kỷ 80 đã phát triển quá nóng do các chính sách kinh tế được nới lỏng quá lâu. Đặc điểm nổi bật cũng là bong bóng bất động sản và thâm hụt thương mại khá lớn. Đồng Krona được fix với đồng Mark Đức nên khi Đức thắt chặt chính sách tiền tệ sau khi thống nhất, lãi suất thực của Thụy điển cũng tăng vọt theo. Điều này làm vỡ bong bóng bất động sản và kinh tế suy giảm rất nhanh. Tổng số lỗ của 7 ngân hàng lớn nhất Thụy điển lên đến 12% GDP, vượt quá số vốn của các ngân hàng này.

Cuối năm 1992 chính phủ Thụy điển buộc phải tuyên bố bảo đảm cho toàn bộ số nợ của các ngân hàng thương mại. Đồng thời ngân hàng trung ương Thụy điển, Riksbank, cũng tung ra một lượng lớn liquidity để giúp ổn định thị trường. Sau khi cuộc khủng hoảng được ngăn chặn, chính phủ thực hiện quốc hữu hóa các ngân hàng và bơm tiền vào các ngân hàng này để cải thiện capital base. Số nợ xấu được chuyển sang hai công ty quản lý tài sản, Securum và Retrieva, để thanh lý dần dần. Quá trình thanh lý này kết thúc vào năm 1997, 5 năm sau khi cuộc khủng hoảng bùng nổ.

Mặc dù tổng thiệt hại về mặt tài chính cho chính phủ Thụy điển gần bằng không (vì sau này chính phủ Thụy điển bán lại cổ phần của mình ở các ngân hàng), thiệt hại về mặt kinh tế do GDP sụt giảm có thể lớn hơn rất nhiều số tiền được chi ra cho cuộc giải cứu. Bài học lớn nhất của cuộc giải cứu này là sự nhanh nhẹn và quyết đoán của chính phủ Thụy điển đã kịp thời ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống ngân hàng. Bài học thứ hai là việc quốc hữu hóa các ngân hàng và buộc các chủ sở hữu trước đó gánh chịu số lỗ đã giảm thiểu moral hazard. Bài học thứ ba là sau khi ngăn chặn khủng hoảng quá trình giải quyết hậu quả đòi hỏi chính phủ phải tiếp tục chi tiền để recapitalize hệ thống ngân hàng và quá trình này sẽ kéo dài vài năm. Thụy điển cũng khá may mắn là kinh tế thế giới nói chung phát triển khá tốt sau giai đoạn 1992 nên đã giúp kinh tế Thụy điển phục hồi dễ dàng hơn.

Một bài viết khác về kinh nghiệm của Thụy điển năm 1992 trên NYT.


1 comment:

  1. hôm trước đọc bài này trên báo, giờ đọc lại post cũ của anh Giang thấy quen quen, tưởng ai đạo văn phải tìm lại ngay :))
    http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/nganhang/71812/

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.