Wednesday, October 1, 2008

Baltic Dry Index


Ngày nay chỉ số Dow Jones được cả thế giới biết đến như một hàn thủy biểu của thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng ít người để ý đến tên gọi đầy đủ của nó: Dow Jones Industrial Average (DJIA). Thực tế DJIA không phải là chỉ số chứng khoán đầu tiên của Mỹ, trước nó Charles Dow và Edward Jones đã xây dựng chỉ số Dow Jones Transportation Average (DJTA). Thời điểm cuối thế kỷ 19, các công ty vận tải mà chủ yếu là các công ty đường sắt là các "hot stocks" như các công ty internet hay biotech ngày nay.

Charles Dow sau khi xây dựng DJTA và DJIA đã khám phá ra một qui luật khá chính xác là DJTA thường dẫn trước (lead) DJIA. Nghĩa là nếu DJTA tăng thì một thời gian sau DJIA cũng tăng theo và ngược lại DJTA giảm sẽ kéo theo DJIA giảm. Sau khi Charles Dow công bố kết quả này, nhiều người đã sử dụng nó để trade thành công các cổ phiếu trong DJIA. Sau này dân phân tích kỹ thuật (technical analysis) đã coi Charles Dow là ông tổ của ngành này.

Nguyên nhân DJTA luôn đi trước DJIA đã được nhiều người giải thích. Về cơ bản người ta cho rằng khi các công ty vân tải nhận được nhiều đơn đặt hàng thì đó là tín hiệu nền kinh tế sẽ phát triển nhanh, nói theo macroeconomics là aggregate demand tăng. Ngược lại khi nhu cầu vận chuyển nguyên liệu thô và hàng hóa sụt giảm thì hoặc inventory đang tăng cao hoặc aggregate demand đang sụt giảm, cả hai đều là tín hiệu xấu cho nền kinh tế. Giá cổ phiếu của các công ty vận tải phản ánh rất nhanh nhu cầu vận tải trong nền kinh tế, bởi vậy DJTA có thể xem là một leading indicator cho nền kinh tế nói chung và DJIA nói riêng.

Ngày nay vai trò của DJTA đã suy giảm đi nhiều vì cơ cấu sản xuất của nền kinh tế Mỹ đã dịch chuyển một phần khá lớn sang dịch vụ. Tuy nhiên với xu huớng toàn cầu hóa ngày càng cao và sự hình thành và bành trướng của các multinational corps với những multinational production chains, người ta lại thấy vai trò của vận tải quan trọng trở lại đối với nền kinh tế toàn cầu. Có điều vận tải bây giờ không chỉ trong một nước mà là chủ yếu là vận tải biển giữa các nước. Một trong những chỉ số vận tải toàn cầu quan trọng, tương đương như DJTA cuối thế kỷ 19, là Baltic Dry Index. Và đây là đồ thị của nó trong vòng 10 năm lại đây:




Có lẽ sự sụt giảm hơn 2/3 của BDI là một điềm xấu cho kinh tế thế giới trong 1-2 năm tới?

Update (10/10/2008): BDI giảm 9% hôm qua xuống còn 2503, mất 79% tính từ đỉnh 11793 vào tháng 05/2008.

Update (15/10/2008): BDI trong 2 ngày vừa qua giảm tiếp 20% xuống còn 1809, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Update (24/10/2008): BDI hôm qua giảm xuống còn 1149, mất 90% từ đỉnh hồi tháng 5/2008.

Update (03/11/2008): Ngành vận tải biển VN đã bắt đầu hứng chịu hậu quả của khủng hoảng.

Update (04/11/2008): Ngày 31/10 BDI giảm xuống 851, mất 71.9% chỉ riêng trong tháng 10.

Update (10/11/2008): Một bài cũ nhưng khá chi tiết về BDI. Thứ sáu vừa rồi (07/11) BDI closed at 843.

Update (18/11): Thêm tin xấu cho ngành vận tải biển VN.

Update (09/09/09): Gần 1 năm sau ngày viết entry này, BDI đã sụp đổ xuống đáy vào cuối năm 2008, sau đó phục hồi và đạt đỉnh vào tháng 6/2009. Hiện đang có xu hướng giảm trở lại.

Update (20/02/10): Một bài báo của FT cho rằng những big trend của BDI thực ra phản ánh supply của các tầu hàng đóng mới hơn là demand do kinh tế thay đổi. Do đó BDI chỉ có thể là leading indicator cho economic activities trong ngắn hạn và với các fluctuation nhỏ, trong dài hạn không nên dùng BDI cho mục đích dự báo kinh tế.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.