- Chính sách tiền tệ chỉ có một công cụ là lãi suất cho nên tốt nhất là nó chỉ có một mục tiêu. Đa số các nhà kinh tế cho đến thời điểm này cho rằng mục tiêu đó là lạm phát. Hiện tại một số ngân hàng trung ương lớn như ECB, EoB, RBA, BoC chỉ có một mục tiêu duy nhất là inflation. Bởi vậy nếu thêm bất kỳ mục tiêu nào khác cho chính sách tiền tệ thì sẽ phá vỡ quan hệ 1-1 này và sẽ xảy ra tình trạng 2 mục tiêu khác nhau có thể gây conflict khi hoạch định chính sách.
- Asset price nếu bị điều chỉnh sẽ chỉ có thể rơi vào 2 trường hợp, hoặc quá thấp hoặc quá cao (bubble). Vấn đề là làm thế nào để biết khi nào asset price quá thấp hay quá cao, mỗi cá nhân hoặc mỗi cách đánh giá có thể cho kết quả khác nhau.
- Kể cả khi định lượng được mức giá hợp lý, chưa chắc công cụ tiền tệ (cụ thể là điều chỉnh lãi suất) có thể làm thay đổi được tình hình. Ví dụ trong trường hợp bong bóng bất động sản, việc lãi suất tăng thêm vài % sẽ có tác động rất nhỏ đến quyết định đầu tư/đầu cơ bất động sản.
- Thận chí nếu tin chắc rằng chính sách tiền tệ sẽ có tác động lên asset price, cần nhớ asset price chỉ là một trong rất nhiều loại giá trong nền kinh tế. Chính sách đưa ra nhằm can thiệp vào asset price nhiều khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến các loại giá cả khác ngoài mong muốn.
Từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra nhiều người, nhất là trong giới tài chính và chính khách, cho rằng Fed cần phải đưa asset price vào reaction function của mình. Và hôm qua Bernanke đã phải đầu hàng dư luận.
Update: Dario Perkin (RBS) cho rằng với inflation targeting, các ngân hàng trung ương thường target CPI (hoặc core CPI) nên bỏ qua housing prices. Do vậy dù giai đoạn 2002-2007 Fed và các central banks khác khá thành công kìm chế lạm phát (CPI) nhưng lại để bong bóng bất động sản gia tăng.
Update (17/10): David Merkel (Aleph Blog) có một ý rất hay ở đây: chính sách tiền tệ mà cụ thể là thay đổi lãi suất chỉ có tác dụng đến các healthy sectors vì những sector có vấn đề thường đã có margin hoặc spread rất cao nên đằng nào một thay đổi nhỏ về lãi suất cũng không có ảnh hưởng đáng kể.
Update (23/10): Jon Faust vẫn cho rằng monetary policy không phải là công cụ tốt nhất chống lại asset price bubble, tốt hơn nên sử dụng regulation can thiệp trực tiếp vào thị trường đang bị bubble.
Update (23/10): Barry Ritholtz review một số attempts trong giai đoạn pre-1929 và gợi ý một số cách identify asset bubble.
Update (23/10): Bây giờ bản thân Greenspan cũng phải kêu gọi more regulation, điều mà ông đã từng chống lại khi còn là chủ tịch Fed.
Update (29/10): Chủ tịch Morgan Stanley Asia, Stephen Roach, lại kêu gọi Fed proactive trong vấn đề chống asset price bubble. Mark Thoma có một ý rất hay là nếu Fed có mandate đó, liệu Fed có đủ dũng cảm và độc lập để preempt các bubble trước khi nó trở nên quá lớn hay không.
Update (24/11): Donald Kohn (Fed vice chairman) cho rằng chính sách tiền tệ dưới thời Greenspan đã không sai lầm, nếu được đánh giá với thông tin mà Greenspan có vào thời điểm đó (real-time information). Điều sai lầm quan trọng nhất của Fed, và của rất nhiều private institution, là đã quá chủ quan về Great Moderation.
Update (22/12): George Soros cho rằng không thể ngăn ngừa bubble nhưng có thể chặn để bubble không phình quá to, chủ yếu thông quan control credit expansion.
Update (12/02/09): Arvind Subramanian và John Williamson cho rằng lập luận không thể biết trước asset price bubble là ngụy biện. Ít nhất policy makers cũng có thể đặt ra một khoảng giao động của asset price (equity hay real estate) rồi tuyên bố sẽ target asset price nếu nó đi ra khỏi upper và lower band.
Update (02/03/09): Paul Volcker ủng hộ quan điểm Fed phải chống lại asset price bubble. Alan Blinder cho rằng phải chống lại bubble nếu đó là do banks tạo ra.
Update (26/09/09): Charles Evans, giám đốc Fed Chicago, chống lại việc dùng monetary để ngăn chặn asset price bubble. Tuy nhiên Brad DeLong cho rằng đó có thể là second best nếu regulation không đủ để ngăn ngừa bubble in the first place.
Update (15/12/09): James Hamilton vẫn tiếp tục cho rằng Fed không nên dùng monetary policy để chống asset price bubble. Tuy nhiên Hamilton nghi ngờ khả năng monetary expansion là nguyên nhân dẫn đến một số bubbles, ví dụ housing bubble của Mỹ trước khủng hoảng và commodity price bubble trước đây và hiện nay. Do vậy dù tăng lãi suất để chống bubble là điều không nên, Fed cần phải hiểu được cơ chế bubble để có chính sách (regulation/supervision) phù hợp.
hi Giangle,
ReplyDeleteAsset Prices dịch ra tiếng việt nghĩa là gì vậy?
Thanks
@Anonymous: Asset trong trường hợp này được hiểu là financial assets (stock, bond) và real estate. Tôi không biết dịch ra tiếng Việt thế nào cho ngắn gọn và chính xác. Còn dịch dài dòng thì là "giá của các tài sản tài chính và bất động sản".
ReplyDelete