Tuesday, October 14, 2008

Nobel Prize


Hôm qua Nobel Committee đã quyết định trao giải Nobel Kinh tế năm nay cho Paul Krugman, giáo sư kinh tế đại học Princeton và cũng là một columnist nổi tiếng của tờ báo left-wing The New York Times. Khá lâu rồi Nobel Committee mới trao giải Kinh tế cho một người duy nhất. Và điều này theo Tyler Cowen sẽ là một thất vọng lớn cho Avinash Dixit, Elhanan Helpman, và Maurice Obstfeld.


Tôi biết đến Paul Krugman lần đầu tiên vào đầu năm 1997 khi tham gia khóa học phiên dịch của Fulbright tại TPHCM. Một bài tập cho học viên lúc đó là một bài báo của Jeffrey Sachs trên Foreign Affairs phê phán quan điểm của Paul Krugman trong một bài viêt cuối năm 1996 có tên là "The Myth of Asia's Miracle" cũng đăng trên Foreign Affairs (thật tình cờ sau này tôi lại là học trò của một học trò của Sachs). Lúc đó chúng tôi không có bài gốc của Krugman mà chỉ biết qua tóm tắt của Sachs. Gần một năm sau, khi bắt đầu học chương trình kinh tế phát triển tại ANU tôi mới có điều kiện đọc "The Myth", cái tên mà nhiều người gọi tắt bài báo nổi tiếng này của Krugman.

Đến cuối năm 1998 khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lan sang Nga và Brazil, tạp chí Time có một bài rất nổi tiếng "How to Kill a Tiger" về cơ bản mô tả quá trình các hedge fund tấn công Thailand và các nước ĐNA khác. Một điểm quan trọng mà bài báo vạch ra là giới hedge fund đã nghiên cứu rất kỹ "The Myth" của Paul Krugman và coi đó là cơ sở để dự báo kinh tế các nước ĐNA sẽ sụp đổ nếu bị tấn công (thật khó tin nếu đọc "The Myth"). Do vậy bài báo này của Time đã gọi Paul Krugman là người tiên đoán cuộc khủng hoảng châu Á và sau đó Krugman đã nổi như cồn bên ngoài giới academic với lời tiên đoán này. Sau đó vài năm, giới báo chí vẫn gọi Krugman như là người đã tiên đoán được cuộc khủng hoảng châu Á 97-98.

Quay lại "The Myth" của Krugman. Bài báo này đăng trên Foreign Affairs nên hoàn toàn không phải là một bài báo academic theo tiêu chuẩn thông thường. Có thể nói ngay từ lúc đó Paul Krugman đã có khuynh hướng activism trong lĩnh vực policy making và politics. Về cơ bản Krugman sử dụng một số empirical studies trước đó (của các tác giả khác) về tăng trưởng TFP của châu Á và ĐNA để lập luận rằng World Bank đã sai lầm khi cho rằng các nền kinh tế này đã có miracle trong tăng trưởng (năm 1995 World Bank tổ chức một hội thảo với tên gọi "The East Asian Miracle").

Lập luận quan trọng của Krugman trong "The Myth" là các nước ĐNA phát triển được chủ yếu nhờ tăng trưởng inputs và tích tụ capital thông qua high saving và foreign investment trong khi TFP gần như không tăng. Bởi vậy dù GDP tăng rất nhanh nhưng đó không phải là miracle vì đây chính là strategy phát triển của Liên xô trong thập kỷ 60-70. Từ kinh nghiệm sụp đổ của Liên xô và gần hơn là Japan, Krugman chỉ ra rằng không sớm thì muộn nền kinh tế các nước ĐNA sẽ gặp khó khăn. Và lời tiên đoán của Krugman đã thành hiện thực một năm sau đó.

(Ngoài lề: Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, một nhà kinh tế trẻ ở New York University bắt đầu thu thập số liệu và các nghiên cứu về cuộc khủng hoảng này trên website của mình. Đến năm 2000 website đó đã trở thành một kho tư liệu có thể nói là đầy đủ nhất về cuộc khủng hoảng 97-98. Gần 10 năm sau, nhà kinh tế này đã đưa ra dự báo về một cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt nguồn từ subprime mortgage. Đầu tháng 9/2008, NYT có một bài viết gọi nhà kinh tế này là Dr. Doom, và từ đó đến nay Dr. Doom đã nổi tiếng như Krugman ngày xưa về lời tiên đoán cuộc khủng hoảng của mình. Đây là phản ứng của Dr.Doom về cái tên này.)

Trong 2 năm học kinh tế phát triển, tôi lại có hai lần nữa encounter với Paul Krugman. Một là quyển textbook về international economics viết chung với Obstfeld. Đây là một quyển textbook khá tốt về international trade và international finance, tuy chỉ ở undergraduate level nhưng rất bao quát và technical. Lần thứ hai là một paper của Krugman về khủng hoảng tiền tệ, trong đó luận điểm quan trọng nhất về cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 97-98 là sự lây lan (contagion). Sau này vấn đề contagion của cuộc khủng hoảng châu Á đã trở thành một đề tài nghiên cứu rất popular và tôi "suýt nữa" đã đi theo lĩnh vực này trong luận án của mình.

Khi bắt đầu chương trình PhD, tôi có để ý đến một lĩnh vực kinh tế khá mới mẻ gọi là spatial economics, về cơ bản nó đưa yếu tố không gian vào các mô hình kinh tế. Mặc dù cuối cùng tôi cũng không theo đuổi lĩnh vực này nhưng đã để tâm sẽ tìm hiểu thêm trong tương lai. Hôm qua khi đọc hàng loạt bài viết về Krugman trên các báo và blog tôi mới bất ngờ khám phá ra rằng chính Krugman là một trong những người khởi đầu lĩnh vực này. Và đây là một trong hai lĩnh vực nghiên cứu chính của Krugman đã được Nobel Prize Committee dựa vào đó để trao giải.

Về cơ bản lý thuyết này chia các yếu tố có tác động hình thành các trung tâm kinh tế thành 2 loại: yếu tố hội tụ (centripetal) và yếu tố ly tâm (centrifugal). Những yếu tố hội tụ như là kích cỡ thị trường lớn và lực lượng lao động dồi dào có khuynh hướng tập trung sự phát triển kinh tế vào một trung tâm lớn. Ngược lại các yếu tố ly tâm như tính cố định của một số yếu tố sản xuất như đất đai hay sự khó khăn trong dịch chuyển lao động giữa các vùng miền khác nhau. Từ đây Krugman đã xây dựng các mô hình lý thuyết mô tả sự đối đầu giữa hai loại yếu tố này để chỉ ra đâu là kích thước tối ưu của một trung tâm kinh tế.

Những ai làm về trade model chắc chắn biết đến gravity model, một dạng mô hình hóa kích cỡ nền kinh tê và khoảng cách địa lý (và sau này là cả các khoảng cách trừu tượng khác ngoài kinh tế như ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử...) vào trade volumn. Không rõ Krugman có phát triển lý thuyết economic geography từ ý tưởng của khoảng cách địa lý trong mô hình này không nhưng mô hình Krugman-Helpman giải thích gravity trade là một đóng góp quan trọng trong lý thuyết ngoại thương, lĩnh vực thứ hai mà Nobel Committee đã dựa vào đây để trao giải cho Krugman.

Đóng góp của Krugman trong lý thuyết ngoại thương đã mở đầu cho một trường phái lý thuyết mới gọi là New Trade Theory. Trường phái này dùng mô hình monopolistic competition với giả định người tiêu dùng luôn prefer more variety of goods để support cho khái niệm increasing returns to scale, một điều cấm kỵ trong lý thuyết kinh tế cổ điển. Nếu ai làm về lĩnh vực general equilibrium model (ví dụ CGE) sẽ biết đây là một vấn đề khá hóc búa khi phải giải thích tại sao một nước như Nhật xuất khẩu Toyota nhưng lại nhập khẩu BMW. Vấn đề này thường phải giải quyết một cách ad-hoc bằng cách đưa vào Arlington assumption. Lý thuyết mới của Krugman đã giải thích triệt để hơn vấn đề này.

Các mô hình của "old" trade theory trước đây thường chỉ phân biệt traded và non-traded goods. Người tiêu dùng ở một nước sẽ có preference cho từng loại hàng hóa này và để một nước vừa có thể xuất khẩu đồng thời vẫn nhập khẩu một loại traded goods, Arlington assumption cho rằng người tiêu dùng có sự phân biệt giữa "hàng nội" và "hàng ngoại". Điểm yếu của assumption này là sự khác nhau giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước chỉ ở cái mác nội và ngoại đó mà không có giải thích gì thêm. Krugman với monolistic competition đã có một bước tiến dài so với Arlington assumption. Cụ thể hàng hóa lúc này không đơn thuần phân chia thành 2 loại traded và non-traded nữa mà được chia thành rất nhiều variety cho cùng một mặt hàng. Người tiêu dùng có thể có preference cho từng variety, nghĩa là họ phân biệt Toyota với BMW không chỉ với mác "nội" hay "ngoại" nữa mà còn tùy thuộc vào preference của họ, ví dụ phân biệt trực tiếp hàng "cao cấp" với hàng "bình dân" trong hàm utility của mình.

Việc đưa variety of goods vào mô hình thông qua monopolistic competion không chỉ là một bước tiến so với Arlington assumption, đây còn là một bước ngoặt quan trọng của trade theory từ Ricardo "ngược" về Adam Smith. Nhớ lại Adam Smith nhấn mạnh rất nhiều vào phân công lao động và lợi ích của việc chuyên môn hóa. Tuy nhiên lý thuyết của Ricardo và các nhà kinh tế sau này cho đến trước Krugman đều chỉ tập trung vào comparative advatage sẵn có của từng quốc gia mà cụ thể là factor endowments. Nước có nhân công rẻ thì sẽ xuất khẩu các loại sản phẩm cần nhiều lao động, ngược lại nước có nhiều vốn thì tập trung sản xuất những sản phẩm đòi hỏi đầu tư cao. Tuy nhiên nhiều số liệu trade thực tế giữa các nước đã phủ nhận điều này mà nổi tiếng nhất là Leontief's paradox: Mỹ trong giai đoạn sau Thế chiến thứ 2 xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng cần nhiều nhân công.

Sở dĩ Ricardo và nhiều nhà kinh tế sau đó "lờ" đi yếu tố chuyên môn hóa mà Adam Smith đã nhắc đến là vì giai đoạn này các nhà kinh tế học có một holistic principle là "constant returns to scale" (hay CRS) cả về mặt philosophy lẫn practical. Về mặt philosophy, các nhà kinh tế học tin rằng một thực thể không thể phát triển ra vô tận. Nếu nguyên tắc này bị phá vỡ, một ngành công nghiệp sẽ chỉ còn một công ty duy nhất vì công ty lớn nhất ban đầu sẽ bóp chết tất cả các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn nó. Về mặt practice, những mô hình áp dụng CRS sẽ có những tính chất rất "đẹp" và cần thiết để đạt được unique equilibrium như convexity. Tuy ai cũng biết những hạn chế của CRS nhưng đưa increasing returns to scale (IRC) vào các mô hình kinh tế không dễ, bản thân tôi cũng phải chấp nhận CRS trong mô hình của mình.

Krugman, khi vận dụng monopolistic competition, đã giải quyết các khó khăn của IRC rất thuyết phục. Về cơ bản, một công ty sản xuất một variety nhất định sẽ có lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn và do vậy có thể có IRC cho đến khi các factor production cho sản phẩm đó bắt đầu khan hiếm hoặc chi phí vận chuyển trở nên quá lớn so với giá thành sản phẩm. Với một mô hình trade, một giả định có thể chấp nhận được là sự khó khăn trong dịch chuyển lao động giữa các nước. Lúc này yếu tố quyết định nước nào sẽ xuất khẩu variety nào phụ thuộc vào preference của người tiêu dùng và nhờ yếu tố IRC nên ngành sản xuất đó sẽ phát triển mặc dù có thể đây không phải là comparative advantage của nước đó. Adam Smith đã giải thích được Leontief's paradox từ 2 thế kỷ trước, chỉ có điều đến tận Krugman điều này mới được mô hình hóa một cách elegant để có thể thuyết phục được các nhà kinh tế học bảo thủ với CRS của mình. (Ngoài lề: cùng thời gian này Paul Romer cũng đưa IRS vào growth theory rất thành công với các mô hình endogenous growth của mình.)

Sau khi Krugman được trao giải Nobel, toàn bộ giới kinh tế học và các economic bloggers đều công nhận giải thưởng này xứng đáng, những đóng góp to lớn của Krugman về mặt học thuật là không thể phủ nhận. Tuy nhiên một số blog thắc mắc về quyết định của Nobel Prize Committee năm nay chỉ trao giải cho một mình Krugman, một điều khá đặc biệt trong những năm gần đây. Như lời nhận xét của Tyler Cowen ở trên, ít nhất Dixit, Helpman, và Obstfelt sẽ cảm thấy thất vọng vì những đóng góp của mình đã bị bỏ qua. Ngay bản thân Krugman đã thừa nhận vai trò to lớn của Helpman trong các thành công về trade theory của mình. Mặt khác các mô hình của Krugman đều sử dụng mô hình monopolistic competition của Dixit-Stiglitz và bản thân Dixit cũng có nhiều cống hiến quan trọng cho New Trade Theory. Vậy tại sao chỉ một mình Krugman được trao giải năm nay?

Có một điều gần như thống nhất trong các bài viết của các nhà kinh tế về Krugman sau khi ông được trao giải Nobel. Đó là giải thưởng này hoàn toàn do các đóng góp quan trọng của Krugman về mặt học thuật chứ không phải vì Krugman gần đây rất nổi tiếng trong vai trò một columnist của NYT (ví dụ bài này của Dixit). Điều này hiển nhiên đúng vì Nobel Prize Committee không thể nào chỉ trao giải kinh tế cho ai đó chỉ vì người đó viết báo giỏi hay nổi tiếng. Tuy nhiên tuyệt nhiên không ai đả động đến câu hỏi tại sao chỉ mình Krugman được giải. Vậy tôi xin đưa ra giả thiết thế này: Krugman được giải là hoàn toàn xứng đáng nhưng việc chỉ mình ông lấy trọn giải Nobel Kinh tế năm nay có lẽ một phần nhờ sự nổi tiếng của ông trong vai trò một columnist của NYT. (Update 21/10: Cuối cùng thì cũng có người lên tiếng, tuy nhiên vẫn chưa phải môt economist: David Warsh của The Boston Globe.)

Tôi cho rằng không chỉ mình tôi nghĩ như vậy nhưng không ai nói ra vì điều này không được politically correct cho lắm. Thứ nhất, từ trước đến giờ giải Nobel vẫn được cho là thuần túy về mặt chuyên môn (trừ Nobel Hòa bình). Do vậy dù Krugman có đóng góp lớn lao như thế nào đi nữa cho xa hội và cho khoa học kinh tế trong vai trò một columnist thì điều đó cũng không được tính đến một cách công khai khi quyết định giải Nobel. Thứ hai, ai cũng biết Krugman và NYT là một tờ báo cánh tả có khuynh hướng chống lại các chính sách conservative của chính phủ Bush. Nếu Nobel Prize Committee của Thụy điển, một nước cũng thiên tả, trao giải Nobel cho Krugman (và cả Stiglitz) vì các tư tưởng cánh tả trên báo thì điều này sẽ không tốt cho cả Thụy điển lẫn Nobel Committee. Cho nên tốt nhất là không đề cập đến nó.

Quay lại việc viết blog của Krugman, như Felix Salmon nhận định, Krugman với những bài viêt của mình trên Slate (và cả trên Foreign Affairs như "The Myth") đã "đinh hướng" cho giới econblog sau này. Nếu giới bloggers chính trị đã để lại dấu ấn của mình trong thời gian cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2004 thì giới econbloggers đã có ảnh hưởng đáng kể vào kế hoạch giải cứu $700b của Paulson trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Trong giới academic economists có khuynh hướng activist, có lẽ chỉ trừ Williem Builter còn dùng kênh báo chí truyền thống để đưa ra các thông điệp của mình, hầu hết các tên tuổi nặng ký khác đều dùng econblog làm công cụ truyền thông cho riêng mình. Điển hình nhất là thông qua VoxEU, FT Economists' Forum, Econbrowser, Economist's View, Greg Mankiw, EconLog, và tất nhiên là The Conscience of A Liberal của Krugman.

Ngày 15/09 ngay sau khi Lehman chính thức tuyên bố phá sản, Krugman, sau khi được Felix Salmon "nhắc bài", đã
nhận thấy "canh bạc" mà Fed và Treasury "chơi" ngày hôm trước (14/09: Fed quyết định không cứu Lehman như đã làm với Bear Stearns hồi tháng 3) thực sự là một "canh bạc" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Như trong trường hợp của Titanic, tất cả mọi người đều tin tưởng vào các biện pháp an toàn đã được thực thi mà không thấy được một lỗ hổng tai hại sờ sờ ngay trước mặt: AIG. Lúc này Krugman tuyên bố trên blog của mình: I'm terrified. Đó là ngày 18/09, khi mà $85b Fed rót khẩn cấp cho AIG tan biến ngay lập tức trong cái biển hoảng loạn của những kẻ sắp bị đắm tàu.

Hai ngày tiếp sau đó, mọi con mắt đều đổ dồn vào
Comrade Paulson vì mọi người hiểu rằng chỉ có một cuộc giải cứu vĩ đại nhất trong lịch sử, mother of all bailouts, mới hi vọng có thể lật ngược được tình hình. Tối 20/09 sau khi kế hoạch giải cứu trị giá $700b của Paulson được công bố, Bernanke nói nếu kế hoạch này không được QH thông qua Mỹ sẽ không còn một nền kinh tế trong tuần tới. Dù đang terrified và cũng đặt mọi hi vọng vào Paulson, Krugman đã tuyên bố "No Deal" trên blog của mình khi thông tin về kế hoạch này bị rỏ rỉ ra giới econblog. Chỉ một ngày sau, Krugman chỉ ra rằng điều cần phải làm là capital injection chứ không phải mua toxit assets như Paulson đề nghị. Trong những ngày sau đó, Krugman và nhiều econbloggers khác tiếp tục công kích kế hoạch giải cứu của Paulson và kết quả là Paulson đã phải nhượng bộ. Không những thế, ý tưởng capital injection đã trở thành công cụ chủ đạo trong kế hoạch giải cứu của Gordon Brown mà sau này đã được cả Paulson và nhiều nước khác thực hiện.

Khi Nobel Committee công bố trao giải cho Paul Krugman ngày 14/10, cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục xấu đi và chưa có dấu hiệu những đề suất của Krugman và giới econbloggers có ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên một điều rõ ràng là tiếng nói của econbloggers đã được lắng nghe và sẽ là một nguồn tư vấn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong tương lai. Giới kinh tế học không còn phải từ bỏ các trường đại học để có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách như bản thân Krugman đã làm năm 1980 và 1992 để rồi thấy politics không phải là môi trường của mình. Do vậy, giải Nobel kinh tế năm nay được trao cho duy nhất Krugman một phần nào đó, dù là ngầm hiểu, như là một sự khuyến khích các nhà kinh tế tham gia vào econoblogosphere. Đã có những người đạt giải Nobel viết blog, nhưng Krugman là blogger đầu tiên được Nobel.

25/10/2008


Update (08/10/2008): Một ví dụ điển hình chứng mình ảnh hưởng của econblog vào chính sách.

Update (12/12/2008): Nobel lecture của Krugman ở đây, còn đây là video.

Update (29/03/09): Có vẻ Krugman bắt đầu trở thành cái gai trong mắt Obama administration.

Update (10/06/09): Một góc nhìn khác về Krugman của một sociologist.


1 comment:

  1. thông tin trong trang này của anh rất hay
    em rất ưa thích tìm hiểu những vấn đề vi vĩ mô này
    thanks

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.