Về nguyên tắc, ngân hàng trung ương có trách nhiệm trợ giúp liquidity (như discount window của Fed) còn bộ tài chính giúp đỡ phần solvency (như trường hợp bộ tài chính Thụy điển trợ giúp cho các ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng ngân hàng 1992). Trong trường hợp trợ giúp liquidity, NHTƯ sẽ cho các NHTM vay, thường với lãi suất cao hơn target rate và có thế chấp bằng các tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ. Bởi vậy về nguyên tắc NHTƯ sẽ có lợi nhuận từ việc trợ giúp liquidity này. Ngược lại, khi BTC trợ giúp solvency, các NHTM thường đã rơi vào hoàn cảnh thua lỗ và cẩn phải được bơm tiền trực tiếp vào capital base, cho nên đa số các cuộc trợ giúp solvency sẽ tốn kém cho ngân sách chính phủ, hay nói cách khác là có wealth transfer từ taxpayers sang bank owners.
Trong kế hoạch giải cứu ban đầu của Paulson (không có government ownership) có một điều nghịch lý là sự thành công của kế hoạch này chỉ có thể đạt được nếu underlying problem là liquidity chứ không phải solvency (see Richard Baldwin). Nhưng nếu vậy thì trách nhiệm giải cứu phải là của Fed chứ không phải của Treasury. Paulson có thể lập luận lần này khác, Fed không đủ tiềm lực để thực thi một kế hoạch giải cứu lớn như vậy. Nhưng Fed vừa rồi "giải cứu" cho các ngân hàng trung ương khác với tổng số committed money lên đến $620bn, không kém Paulson's plan là mấy (update: đến 01/10/2008 theo balance sheet của Fed, tổng số tiền Fed đã chi ra lên đến $1.25 trillion). Paulson lại có thể lập luận khủng hoảng lần này kết hợp cả liquidity lẫn solvency crisis nên mình Fed không giải quyết được. Nghe có vẻ có lý nhưng Paulson thừa biết rằng Treasury muốn dùng taxpayers' money để giải cứu thì sẽ phải xin phép QH, vừa phức tạp vừa mất thời gian. Tại sao không để Fed giải cứu phần liquidity trước rồi Paulson vào dọn dẹp các insolvent banks sau?
Conspiracy theory: Paulson muốn gộp chung hai cuộc giải cứu lại để buộc QH phải thông qua cùng một lúc. Nếu Fed giải cứu thành công liquidity crisis thì rất khó QH sẽ duyệt cho Paulson đem tiền của taxpayers đi giải cứu các CEOs giầu có ở Wall street.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.