Friday, October 31, 2008

GDP


Hôm qua chỉ số tăng trưởng GDP của Mỹ trong quí 3 đã được công bố và không khác lắm so với dự báo của đa số các nhà kinh tế: -0.3% qoq. Tuy nhiên đằng sau con số này có một điểm thú vị đã được Edward Harrison (Credit Writedowns) phân tích chi tiết ở đây. Cụ thể, Harrison cho rằng số liệu về real GDP growth bị distort khá nhiều bởi GDP deflator. Do vậy tốt hơn là theo dõi nominal GDP cùng với inflation (CPI và deflator) để đánh giá sức khỏe nền kinh tế.

Trước hết cần phân biệt rõ CPI và GDP deflator. Nhắc lại CPI là chỉ số giá của một rổ hàng hóa mà một người tiêu dùng trung bình sẽ mua trong một chu kỳ thống kê. Từng món hàng hóa trong rổ tính CPI này sẽ có một trọng số cố định tỷ lệ với mức chi tiêu trung bình cho mặt hàng đó. Ví dụ nếu trung bình người VN chi tiêu khoảng 40% tổng thu nhập vào lương thực thực phẩm thì nhóm hàng hóa này sẽ có trọng số là 40% trong rổ CPI. Các trọng số này được xác định thông qua các cuộc điều tra tiêu dùng, thường vài năm một lần.

Trong khi đó về mặt lý thuyết GDP deflator là chỉ số giá của tất cả các loại hàng hóa được sản xuất trong nước. Tuy nhiên trên thực tế cách tính GDP deflator khá phức tạp vì bản thân rổ hàng hóa GDP cũng phức tạp hơn rổ CPI. Để đơn giản hóa vấn đề, lấy định nghĩa GDP đơn giản nhất từ sách giáo khoa: GDP = C + I + G + X - M và giả sử C, I, G, N, X đã có chỉ số giá chính xác. Như vậy chỉ số giá của GDP hay GDP deflator sẽ là wc*Pc + wi*Pi + wg*Pg + wx*Px - wm*Pm. Điểm đặc biệt trong công thức này là trọng số cho M là một số âm. Nghĩa là nếu giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì GDP deflator sẽ giảm, giả sử bốn chỉ số còn lại không thay đổi. Đây là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa GDP deflator và CPI và cũng là điểm gây nhiều nhầm lẫn nhất.

Lấy một ví dụ cụ thể thế này. Giả sử một nước phải nhập khẩu 100% xăng dầu, nếu giá xăng dầu tăng trong khi tất cả các loại hàng hóa khác không tăng thì CPI sẽ tăng trong khi GDP deflator lại giảm. Trong trường hợp này, giả sử nominal GDP không thay đổi thì real GDP lại có tăng trưởng dương, rất trái ngược với intuition của nhiều người. Trên thực tế đây là điều đã xảy ra với GDP của Mỹ trong quí 1 và quí 2 năm nay. Thời điểm đó giá xăng dầu tăng mạnh làm cho GDP deflator trong chỉ là 2.6% và 1.1%, khá thấp so với lạm phát tính theo CPI. Kết quả là dù nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu chựng lại từ cuối năm 2007, cả quí 1 và quí 2 real GDP của Mỹ đều tăng, đặc biệt là Q2 tăng 2.8%, một con số khá ấn tượng trong hoàn cảnh hiện tại của Mỹ. Sang Q3, khi giá dầu giảm đột ngột từ hơn $140 xuống $60-70/thùng, GDP deflator của Mỹ lại tăng lên 4.2% và điều này làm real GDP trong quí 3 giảm 0.3%.

11 comments:

  1. Thưa chú Giang,

    Đầu tháng 1/2010 cháu có nghe nói về việc thay đổi tỷ phần của các khoản mục trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam - giai đoạn 2009 - 2014 (cụ thể: giảm quyền số của nhóm hàng lương thực).

    Cháu không rõ đối với CPI nói riêng và các chỉ số kiểu "weighted index" nói chung, thì sự thay đổi quyền số (weighted) đó có ảnh hưởng như thế nào? Cụ thể, với trường hợp CPI: sự tăng/giảm CPI trước và sau thay đổi đó có bao nhiêu là tăng/giảm "thật" so với chỉ số trước đó, bao nhiêu là tăng/giảm do sự thay đổi quyền số? Nó có làm mất đi tính lịch sử của chỉ số hay không?

    ReplyDelete
  2. @Trang La: Cháu xem thêm bài này chú mới viết. Khi thay đổi trọng số chắc chắn chuỗi CPI mới sẽ không giữ được tính lịch sử, do đó những người làm chính sách cần biết các vintages khác nhau để có quyết định chính xác. Đối với người dân thường họ chỉ quan tâm đến co số headline nên thay đổi trọng số không quan trọng lắm, miễn là họ cảm thấy chuỗi số liệu mới phản ánh đúng tình hình giá cả trên thị trường.

    ReplyDelete
  3. Cháu cám ơn chú, cháu đã thấy bài viết mới rồi ạ :). Mấy hôm cháu phải lục số liệu ở website Tổng cục thống kê thấy rất là nhiều vấn đề, mà vấn đề lớn nhất là thấy nó cứ thiếu chuyên nghiệp thế nào ấy.

    ReplyDelete
  4. chú ơi cho cháu hỏi: nếu như mình nhập khẩu 1 lượng hàng hóa về nước và bán đc 80% số hàng thì gdp tăng hay giảm vậy chú???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu bạn nhìn vào đẳng thức Y=C+G+I+X-M thì có thể lập luận nhập khẩu làm giảm GDP. Thực ra về mặt thống kê khi một công ty nhập khẩu một lượng hàng giá trị $100 về cất vào kho thì cùng lúc công ty đó làm 2 việc: nhập khẩu (M) và đầu tư (I), trong trường hợp này hàng tồn kho được các nhà thống kê liệt kê vào I. Khi bán ra 80% thì I giảm đi (tồn kho giảm) nhưng người tiêu dùng tăng C lên tương ứng. Như vậy net effect bằng không. Tuy nhiên khi người dân mua số hàng nhập khẩu để tiêu dùng thì họ sẽ giảm chi tiêu cho các mặt hàng sản xuất trong nước, cho nên tác động cuối cùng vào C (và G, I) còn tùy thuộc hàng nhập khẩu có thay thế (cạnh tranh) với hàng nội địa hay không và income effect của người dân thế nào. Ngược lại nếu mặt hàng nhập khẩu được sử dụng để sản xuất ra các loại hàng hóa khác, ví dụ nhập máy bay về để chở khách, thì việc nhập khẩu đó sẽ làm tăng GDP. Tóm lại không thể nói nhập khẩu sẽ làm tăng hay giảm GDP nếu không biết cụ thể sản phẩm nhập khẩu được sử dụng như thế nào.

      Delete
  5. Chú ơi, CPI và GDP deflactor của Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn trong giai đoạn 2005-2009, vậy sự chênh lệch này có ý nghĩa như thế nào hả chú?

    ReplyDelete
  6. Chú ơi, CPI và GDP deflactor của Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn trong giai đoạn 2005-2009, vậy sự chênh lệch này có ý nghĩa như thế nào hả chú?

    ReplyDelete
    Replies
    1. CPI làm lạm phát cho hàng tiêu dùng, nghĩa là bao gồm cả hàng nhập khẩu. GDP deflator chỉ cho những hàng hoá sản xuất trong nước. Ngoài ra trọng số của 2 chỉ số này khác nhau rất xa.

      Delete
  7. Chú Giang ơi! Chú cho cháu hỏi cách tính chỉ số lạm phát ở Việt Nam, có khác gì so với các nước phương Tây không ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyên tắc thì không khác, chi tiết ví dụ rổ hàng hoá cụ thể thế nào thì mỗi nước một khác.

      Delete
  8. Chú cho cháu hỏi nếu gia đình bạn tăng mua hàng nhập khẩu thì sẽ làm gdp tăng hay giảm

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.